Hướng dẫn cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán chi tiết 2023

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán ra sao? Đây là các câu hỏi mà các nhà đầu tư cần phải hiểu và nắm rõ khi muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán chi tiết 2023.

Thông tin chi tiết về bảng cân đối kế toán

Thông tin chi tiết về bảng cân đối kế toán
Thông tin chi tiết về bảng cân đối kế toán

Định nghĩa

Bảng cân đối kế toán được gọi là bảng Báo cáo tài chính, bảng số liệu này thể hiện toàn bộ tài sản hiện có và nguồn gốc tài sản của một doanh nghiệp. Qua đó, những nhà đầu tư có thể đánh giá khải quát quá trình hoạt động và tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Trên bảng cân đối kế toán này, đặc biệt cần lưu ý, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn luôn phải bằng nhau tại cùng một thời điểm. 

Nội dung bảng cân đối kế toán

Nội dung của bảng cân đối kế toán gồm có 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Ta cùng tìm hiểu từng phần nhé!

Phần tài sản

Phần này là phần tổng hợp toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Những loại tài sản này được chia ra với nhiều loại khác nhau gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

  • Tài sản ngắn hạn là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng ngắn với mục đích luân chuyển, thu hồi trong 1 năm hoặc 1 kỳ kinh doanh. 
  • Tài sản dài hạn là tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng và được doanh nghiệp quản lý chặt chẽ. Có giá trị luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc được dùng trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn bao gồm toàn bộ nguồn gốc tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Nguồn vốn được phân chia và sắp xếp theo nguồn hình thành tài sản cho doanh nghiệp, giúp phản ánh quá trình hoạt động và tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

Nguồn vốn này được chia làm 2 phần chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. 

  • Vốn chủ sở hữu là phần vốn của chủ doanh nghiệp hoặc phần vốn được góp vào bởi các cổ đông lúc thành lập công ty hoặc vốn bổ sung vào trong quá trình hoạt động. 
  • Nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) là phần tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho người lao động, đối tác khách hàng, …

Ý nghĩa cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán

Qua phần nội dung có trong bảng cân đối kế toán được nêu trên, ta cũng đã hình dung được khái niệm của từng phần, mỗi phần đều mang ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán

Ý nghĩa phần tài sản

  • Về mặt pháp lý: tài sản là phần thể hiện giá trị tài sản tại thời điểm làm báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phần tài sản này đều được doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
  • Về mặt kinh tế: phần này liệt kê toàn bộ danh mục tài sản ngay tại thời điểm làm báo cáo. Danh mục này gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đá quý, vàng bạc, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản tiền phải thu khác, …

Nhờ vào vai trò của phần tài sản trong bảng cân đối kế toán mà nhà đầu tư có thể hình dung được quy môn vốn và cách phân bổ vốn của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể nhận biết được doanh nghiệp đang vận hành hay đầu tư vào một hạng mục kinh doanh nào đó.

Ý nghĩa phần nguồn vốn

  • Về mặt pháp lý: Nguồn vốn có ý nghĩa thể hiện các hạng mục hình thành tài sản của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo. Nhờ vào đó, biết được trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp và giới hạn trách nhiệm của chủ nợ đối với các khoản nợ.
  • Về mặt kinh tế: Ý nghĩa của nguồn vốn sẽ cho biết được quy mô và cơ cấu vốn của một doanh nghiệp. Từ đó, khái quát được khả năng tài chính và khả năng rủi ro của doanh nghiệp.

Cuối cùng qua phần ý nghĩa cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn chung về tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là cơ sở để đưa ra báo cáo nhận định về doanh nghiệp trong tương lai.

Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về tài sản

Việc lập bảng cân đối kế toán về tài sản nhằm phân tích, so sánh số vốn cuối kỳ với số vốn đầu năm. Ngoài ra, bảng cân đối kế toán cho thấy được tỷ trọng của từng khoản vốn của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình hoạt động, kinh doanh. Sau đây là các bước trong cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về tài sản:

Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về tài sản
Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về tài sản
  • Tính tỷ trọng của từng tài sản trong tổng nguồn tài sản;
  • So sánh cơ cấu tài sản ở kỳ gốc và kỳ phân tích;
  • Đánh giá tính hợp lý cơ cấu tài sản kỳ phân tích;
  • Đánh giá xu hướng biến động của cơ cấu tài sản.

Các chỉ tiêu thường phải đánh giá:

Tỷ trọng tiền/Tổng tài sản: Tỷ trọng tiền càng cao thể hiện khả năng thanh toán cao, nhưng doanh nghiệp lại đang bị lãng phí vốn và ngược lại.

Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản: Tỷ trọng hàng tồn kho cao thể hiện được khả năng thu hút khách hàng, tuy nhiên cũng cho thấy doanh nghiệp đang lãng phí vốn. Ngược lại, tỷ trọng thấp thì hàng tồn kho thấp, cho thấy doanh nghiệp đang điều tiết vốn hiệu quả, nhưng khả năng mất khách cao.

Tỷ trọng nợ phải thu/Tổng tài sản: Tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp…

Tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản (Hệ số đầu tư TSCĐ): Hệ số đầu tư càng cao cho thấy năng lực sản xuất tốt và xu hướng phát triển lâu dài.

Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về nguồn vốn

Việc tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về nguồn vốn sẽ rút ra được xu hướng biến động nguồn vốn tại thời điểm phân tích. Từ đó, xem xét được khả năng tự chủ vốn của doanh nghiệp, tránh rủi ro vay nợ quá cao. Sau đây là các bước phân tích: 

  • Tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn;
  • So sánh cơ cấu nguồn vốn kỳ phân tích với kỳ gốc;
  • Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn kỳ phân tích;
  • Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn.
Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về nguồn vốn
Cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán về nguồn vốn

Các chỉ tiêu thường phải đánh giá:

Tỷ trọng vốn vay/Tổng nguồn vốn: Chỉ trọng vốn cho vay càng cao thì rủi ro doanh nghiệp phải chịu càng cao. Chi phí lãi vay cao tuy nhiên doanh nghiệp có lợi về thuế TNDN.

Tỷ trọng phải trả người bán/Tổng nguồn vốn: Tỷ trọng phải trả người bán cao, doanh nghiệp tăng cường vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích một số chỉ tiêu khác trên bảng cân đối kế toán

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn → rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ.

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được đảm bảo.

Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán tiền mặt càng cao thì rủi ro thanh toán càng thấp. Ngược lại, nếu hệ số này quá cao cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa được tốt. 

Tỉ lệ các khoản phải thu và phải trả 

(Các khoản phải thu/các khoản phải trả) x 100%

Hệ số này cho biết tỉ lệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng và ngược lại.

Một số hạn chế của bảng cân đối kế toán cần lưu ý

Sau đây là một số hạn chế của bảng cân đối kế toán:

  • Việc sử dụng bảng cân đối kế toán đều dựa vào số liệu một cách khách quan và số liệu đều được lấy theo nguyên tắc giá gốc → tạo ra sự chênh lệch sổ sách với thị trường
  • Bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị tại thời điểm lập báo cáo, không thể hiện được sự biến động của tài sản trong một giai đoạn dài.

Lời kết

Trên đây là cách tính tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán mà các nhà đầu tư, quản lý thường dùng để phân tích và đánh giá tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán sẽ có những hạn chế nhất định, vì vậy để đánh giá hoạt động của công ty ở quá khứ, hiện tại và tương lai sao cho chính xác nhất, nhà đầu tư cần phải tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin khác.