Chỉ số S&P 500 là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z về S&P 500

Chỉ số S&P 500 là gì? Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Chỉ số này được dùng cho thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Khi thị trường phát triển ngày càng lớn mạnh hơn, chỉ số này lại càng được quan tâm hơn. Đây có thể nói là một trong những thước đo quan trọng của thị trường chứng khoán hiện nay. Để có thêm thông tin liên quan đến chỉ số này, cùng với các yếu tố tác động, chúng ta có thể tham khảo nay nội dung dưới đây.

Tìm hiểu chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 Index là gì? Đây là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư trong quá trình tham gia vào thị trường chứng khoán. S&P 500 Index hay Standard & Poor’s 500 Stock Index là chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Chỉ số này được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.

s_p-500-la-gi

Chỉ số S&P 500 được quản lý bởi Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill, một công ty đã từng thành lập các chỉ số khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500. Đây cũng chính là yếu tố khiến S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Hoa Kỳ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite.

Hiện nay trên thị trường, S&P 500 Index được đánh giá là có tính khách quan và được quan tâm nhất. Rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo hiệu quả của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đồng thời cũng là chỉ số chủ đạo của nền kinh tế.

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500 như thế nào?

Ý nghĩa nổi bật của chỉ số Standard & Poor’s 500 Stock Index là đưa ra tình hình chứng khoán tại Mỹ. Từ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong quá trình đưa ra các nhận định về tình hình của thị trường chứng khoán qua các giai đoạn.

Chưa dừng lại ở đó, chỉ số này còn có nhiều ý nghĩa khác, hỗ trợ nhà đầu tư không ít trong vấn khi đánh giá thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể về một số ý nghĩa nổi bật khác gồm:

  • Trong chỉ số này có nhóm 500 công ty, tính bao gồm cả những công ty hoạt động mạnh mẽ và nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực của thị trường nước Mỹ. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm danh sách thuộc chỉ số này, lọc ra top những công ty xếp đầu. Qua đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện được sự biến động của thị trường.
  • Bên cạnh việc giúp nhà đầu tư đánh giá được các vấn đề trong nền kinh tế, chỉ số này còn giúp họ có thể nhận định được cả các yếu tố liên quan đến vấn đề chính trị của thị trường đang được nhận định. Trong quá trình phân tích thị trường, bạn sẽ thấy được những chính sách nhà nước đưa ra có tác động đến nền kinh tế.

Ví dụ, khi nhà nước đưa ra chính sách điều chỉnh lạm phát, đây là tác động của chính trị đối với nền kinh tế. Điều này có sự tác động đến chỉ số S&P 500.

  • Chỉ số này hình thành thông qua mức vốn hóa của 500 công ty. Vì vậy, nếu công ty có sự thay đổi thì chỉ số S&P 500 cũng có sự thay đổi. Qua đó, nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn trong việc bắt nhịp với quá trình hoạt động của những công ty thuộc nhóm 500 này.
  • Chỉ số S&P  500 mang đến cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan của thị trường chứng khoán ở Mỹ. Những giá trị này có sự thay đổi liên tục theo thời gian, vì tình hình hoạt động của các công ty luôn thay đổi theo thời gian. Qua đó, chỉ số này cũng góp phần cho nhà đầu tư có được chiến lược hợp lý, giúp gia tăng lợi ích cho bản thân.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

Như trình bày ở trên có thể thấy, giá của chỉ số S&P 500 phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của các công ty thành phần. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần sẽ ảnh hưởng đến giá trị của S&P500.

Dưới đây là một số yếu tố chính tác động đến chỉ số S&P 500:

  • Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí vốn, điều này thường tác động trực tiếp đến mức đầu tư của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng.
  • Giá cả hàng hóa: Hàng hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu, chi phí của hàng hóa tăng hay giảm do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh qua giá cổ phiếu và giá trị công ty.
  • Định giá tiền tệ: Sự biến động của tỷ giá USD sẽ tác động tới giá cả hàng hóa nội địa và xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa.
  • Các yếu tố khác như khủng hoảng tài chính, thiên tai, chiến dịch bầu cử và các chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ.

Có thể thấy rằng các yếu tố vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng đối với sự biến động của S&P 500 Index. Do đó, các nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật các tin tức vĩ mô để có thể một phần dự đoán chiều hướng biến động của chỉ số S&P 500.

chinh-sach-cua-fed

Tác động của Cục Dự trữ Liên bang (FED) đối với chỉ số S&P 500 là gì

FED có sự tác động đối với chỉ số S&P 500. Đơn vị này đã đưa ra chính sách tiền tệ có tác động đến chi phí vay. Yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư của doanh nghiệp và khoản chi tiêu của người tiêu dùng.

Chi phí vay giảm giúp cho doanh nghiệp có được nhiều thuận lợi hơn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao lợi nhuận, khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì chỉ số S&P 500 cũng từ đó được nâng cao.

Tác động của hiệu quả nền kinh tế chung với chỉ số S&P 500

Để nền kinh tế có thể tăng trưởng thì các doanh nghiệp phải hoạt động mạnh mẽ. Khi các doanh nghiệp gia tăng khả năng hoạt động của mình, nhu cầu làm việc cũng tăng cao. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ cần đến số lượng lớn người lao động, cơ hội việc làm cũng từ đó tăng cao.

Người lao động có cơ hội tăng năng suất làm việc và kiếm thêm được một khoản thu nhập cho mình. Khi chi tiêu gia tăng thì sẽ có nhiều cổ phiếu được tăng giá và hiệu quả của toàn nền kinh tế cũng được tăng.

Điều này có nghĩa là khi hiệu quả hoạt động của công ty hiệu quả sẽ giúp cho chỉ số S&P 500 được tăng lên.

Tác động của vấn đề định giá tiền tệ với chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tác động của định giá tiền tệ. Cụ thể về sự tác động của tỷ giá tiền tệ như sau:

Tỷ giá đồng USD thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

  • Khi đồng USD tăng mạnh thì khoản chi phí mà các công ty phải bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa sẽ rẻ hơn. Việc tiết kiệm khoản chi phí sẽ mang đến hiệu quả về lợi nhuận cho doanh nghiệp và giúp đơn vị đó hoạt động mạnh mẽ hơn, điều này giúp chỉ số S&P 500 tăng lên.
  • Trong trường hợp đồng USD giảm thì sẽ làm tăng vấn đề cạnh tranh về mặt hàng xuất khẩu của công ty. Sự cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của đơn vị đó và đồng thời sẽ tác động khiến cho chỉ số S&P 500 bị giảm.

Tác động của mức giá hàng hóa đối với chỉ số S&P 500 là gì

Mức giá của hàng hóa có thể khiến cho chỉ số của S&P 500 tăng lên hoặc giảm xuống.

Giá cả hàng hóa thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

  • Mức chi phí của hàng hóa tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại bị giảm sút đáng kể. Hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực có thể khiến cho giá cổ phiếu giảm.
  • Ngược lại thì khi mức chi phí của hàng hóa giảm bớt sẽ giúp cho giá của cổ phiếu có thể được tăng lên.

Tác động của các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố đã được liệt kê có thể ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500, vẫn còn một số tác động khác, có thể khiến chỉ số này thay đổi theo xu hướng tăng hoặc giảm.

Ví dụ về một số tiêu chí khác gây ảnh hưởng đến biến động của chỉ số S&P 500, đó là tình hình tài chính, vấn đề về môi trường, hoặc hoạt động bầu cử và chính sách của chính phủ đưa ra.

Những yếu tố tác động này cho thấy, các nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhật tình hình mới để nắm bắt được sự thay đổi ở thời điểm bất kì của chỉ số S&P 500 là gì. Sau đó, họ mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

Cách tính toán chỉ số S&P 500

Nhìn chung cách tính toán tương đối đơn giản, tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý về cách thức lấy trọng số các công ty để đánh giá tầm ảnh hưởng của chúng tới chỉ số S&P 500. Thông tin cụ thể như sau:

Cách tính chỉ số s&p 500

Chỉ số S&P 500 được tính toán từ 500 công ty, do đó để tính toán chỉ số này thì chỉ cần lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty thuộc danh sách S&P 500 chia cho 1 ước số xác định(Divisor).

Công thức: 

S&P 500 Index = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/Ước số.

Trong đó, ước số là 1 con số độc quyền được phát triển bởi Standard & Poor và có thể được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức đặc biệt nào đó làm ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số. Mục đích của ước số này là nhằm đảm bảo các yếu tố phi kinh tế không thể tác động đến chỉ số.

Ngoài ra, từ cách tính ở trên thì cũng có thể nhận định rằng các trọng số sẽ bị nghiêng về những công ty có vốn hóa lớn hơn.

cach-tinh-toan-s_p-500

Phương pháp tính toán trọng số từng công ty

Trọng số của mỗi công ty trong S&P 500 Index sẽ được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty đó chia cho tổng vốn hóa thị trường của các công ty thuộc chỉ số.

Công thức tính: 

Trọng số = (Vốn hóa thị trường của công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong nhóm S&P 500)

Ví dụ: nếu công ty Microsoft có vốn hóa thị trường là 802 tỷ USD, trong khi đó Adobe có vốn hóa thị trường chỉ là 110 tỷ USD. Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trong S&P 500 là 23,3 nghìn tỷ USD. Tính toán theo công thức ở trên thì có thể thấy trọng số của Microsoft sẽ là 3,4% còn Adobe chỉ có 0,5%.

Qua đó có thể dễ dàng thấy rằng các công ty có vốn hóa thị trường lớn sẽ có tác động mạnh đến S&P 500 Index.

Đầu tư theo chỉ số S&P 500

Trước khi ra quyết định đầu tư theo chỉ số S&P 500 thì chúng ta cần xem xét những điểm cộng của chỉ số này. Cụ thể, khi đầu tư theo S&P 500 Index có thể đạt được một số lợi ích như: 

  • Giảm thiểu rủi ro biến động giá: Khi đầu tư vào S&P 500 đồng nghĩa với việc chúng ta đầu tư cho 500 công ty ưu tú nhất nước Mỹ, nhờ đó rủi ro biến động giá quá lớn thường không cao.
  • Tính thanh khoản rất cao: Với các công ty thuộc top đầu của thị trường chứng khoán thì thường dễ dàng có thể mua bán trên sàn, đây sẽ là yếu tố thuận lợi để các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên dễ dàng.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nếu đầu tư theo dạng chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai) thì rủi ro vẫn sẽ rất lớn bởi tính chất đặc thù của hình thức đầu tư này.

dau-tu-theo-s_p-500

  • Nếu là nhà đầu tư ở thị trường Mỹ, bạn có thể dễ dàng đầu tư theo chỉ số bằng các cách như đầu tư vào một số công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500 hoặc đầu tư qua các hợp đồng, quỹ chỉ số S&P 500.
  • Còn nếu là nhà đầu tư ở Việt Nam thì thường có thể đầu tư vào chỉ số này thông qua hợp đồng hoặc quỹ ETFs.

Chỉ số S&P 500 đã và đang đóng góp là công cụ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường cũng như góp phần đưa ra các quyết định đầu tư. Đây là chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ và phần nào phản ánh các chính sách kinh tế của quốc gia này. Do đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần hiểu về S&P 500 Index để có thể đầu tư chính xác và hiệu quả nhất.