Hướng dẫn hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200 mới nhất 

Trong quá trình hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200, nhiều kế toán thường đặt ra câu hỏi rằng xuất hàng gia công, nhận hàng gia công thì phải hạch toán như thế nào? Để giải đáp thắc mắc ấy, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200 ở bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu hạch toán là gì?

Trước hết ta cần hiểu hạch toán là một hệ thống bao gồm 4 quá trình đó là quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm quản lý được các hoạt động kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn. Hoạt động đầu tiên của quá trình quản lý là quan sát, nhằm định hướng, phản ánh sự tồn tại của đối tượng cần thu thập thông tin. Tiếp đó là quá trình đo lường nhằm lượng hóa các hao phí sản xuất, của cải vật chất đã sản xuất bằng các đơn vị đo thích hợp.

Tìm hiểu hạch toán là gì?
Tìm hiểu hạch toán là gì?

Hạch toán là quá trình sử dụng các phép tính, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nhận biết mức độ thực hiện và hiệu quả của mỗi quá trình kinh tế. Ghi chép là quá trình thu nhận, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả các hoạt động kinh tế để có căn cứ thông tin, đưa ra quyết định phù hợp. Có 3 loại hạch toán phổ biến nhất là hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán.

Hàng gia công là như thế nào?

Qúa trình mà doanh nghiệp hay đơn vị nào đó được thuê để bỏ công sức làm công ăn lương thì đó là gia công. Hàng gia công yêu cầu sáng tạo để khiến mọi thứ tối ưu hơn, đẹp hơn và nghệ thuật hơn so với ban đầu. Hình thức gia công này hay gặp ở các hàng hóa nghệ thuật, gia dụng và hàng hóa đời sống hàng ngày. Đối với những hàng hóa kim loại, gia công là quá trình làm thay đổi hình dạng, trạng thái và tính chất của các vật thể, hàng hóa trong quá trình tạo ra hàng hóa. 

Hình thức của gia công là một bên nhận nguyên vật liệu một bên tạo ra hàng hóa theo yêu cầu sẵn có. Các hàng hóa gia công thường gặp như quần áo may mặc, giày dép, những mặt hàng này được sản xuất bằng nhiều hình thức. Vậy nên cũng có thể hiểu gia công một cách đơn giản là thể loại mà cá nhân nhận gia công thực hiện một quá trình hoặc cả 1 quá trình sản xuất ra hàng hóa và nhận tiền công. 

Hạch toán chi phí gia công áp dụng nguyên tắc nào?

Gia công giúp làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở bán thành phẩm, nguyên phụ liệu để tạo ra sản phẩm nào đó. Vậy nguyên tắc nào được áp dụng hạch toán chi phí gia công?

Hạch toán chi phí gia công áp dụng nguyên tắc nào?
Hạch toán chi phí gia công áp dụng nguyên tắc nào?

Áp dụng cho bên thuê gia công

Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán cần chú ý đến nguyên tắc hạch toán chi phí gia công như sau: các nguyên vật liệu và hàng hóa này vẫn sẽ thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp, hay nói cách khác là doanh nghiệp không bán, không cho, không tặng mà chỉ chuyển sang phía đối tác làm công việc gia công để thực hiện dịch vụ.

Bởi vậy mà bộ phận kế toán sẽ không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang tài khoản phải thu (là TK 131, TK 181) hay tài khoản phải trả (TK 331). Điều 27 của thông tư 200/2014/TT-BTC quy định rằng các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, hàng hóa, nguyên vật liệu thuê gia công sẽ được theo dõi ở TK 154.

Áp dụng cho bên nhận gia công 

Nguyên tắc hạch toán chi phí gia công đối với bên nhận gia công là các nguyên liệu, hàng hóa nhận để gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp đồng thời cũng không là tài sản thuộc doanh nghiệp. Vậy nên kế toán không được theo dõi các hàng hóa, nguyên vật liệu này tại các tài khoản TK 152, TK 155 và TK 156.

Doanh nghiệp cần chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ hàng hóa, giá trị vật tư khi nhận hàng để gia công. Còn khi xuất hàng gia công thì phải lập phiếu xuất kho, chú ý chỉ xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với tiền nguyên vật liệu, phụ liệu và tiền công gia công.

Hướng dẫn hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200 mới nhất

Đối với bộ phận kế toán thì hạch toán chi phí gia công là điểm rất quan trọng. Theo như thông tư 200 mới nhất, bộ phận kế toán cần hạch toán chi phí gia công theo đúng như hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200
Hướng dẫn hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200

Tại bên thuê gia công

Kế toán cần ghi trong sổ kế toán là nợ TK 154: trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua chuyển ngay đi để gia công, chế biến (không kể thuế giá trị gia tăng); nợ TK 1331: thuế giá trị gia tăng đầu vào và tổng giá thanh toán hàng mua sẽ được ghi vào sổ kế toán là Có TK 111, 112, 331,…nếu hàng hóa, nguyên vật liệu mua được chuyển thẳng đi để gia công chế biến mà không nhập kho.

Nếu hàng hóa, nguyên vật liệu xuất khi đem đi gia công, chế biến thì kế toán cần ghi như sau: Nợ TK 154: trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến lại và ghi Có TK 1561, TK 152: trị giá xuất kho. 

Chi phí gia công cùng các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công căn cứ vào chứng từ liên quan mà kế toán cần hạch toán: Nợ TK 154: chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến, Nợ TK 1331: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; còn tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán được ghi trong sổ kế toán là Có TK 111, 112, 331, 334,…:

Khi hàng gia công xong được đem về nhập kho, sau đó được gửi bán, chuyển bán thẳng thì: Nợ TK 1561: trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công, Nợ TK 152: trị giá nguyên vật liệu nhập kho, Nợ TK 157: trị giá hàng hóa nếu sau gia công bán thẳng, Nợ TK 632: trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp sau khi gia công; Có TK 154: trị giá hàng hóa gia công đã hoàn thành là những định khoản mà kế toán cần ghi.

Thành phẩm thuê ngoài gia công, cái mà được đánh giá theo giá thành thực tế gia công gồm các khoản chi phí là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công, chi phí khác liên quan trực tiếp đến quá trình gia công. Cần lưu ý nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì thay tài khoản 1561 thành 156 và hạch toán tương tự như trên.

Tại bên nhận gia công

Khi kế toán xác định doanh thu đối với bên nhận gia công, thì cần ghi vào sổ kế toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131,…; Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng phải nộp. Đó là toàn bộ nguyên tắc hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200 mà những người làm kế toán cần hiểu và nắm thật rõ để có thông tin chính xác nhất.

Những quy định, thông tư về hàng gia công cần biết

Hạch toán chi phí gia công cũng cần tuân theo quy định. Căn cứ theo khoản 5 điều 5 của Thông tư liên tịch về quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông: “Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.”

Hay theo điều 9 của Thông tư 219 hướng dẫn thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng với quy định: dịch vụ gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, hoặc ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế với giá trị gia tăng là 0%. Với sự phát triển công nghệ như hiện nay các doanh nghiệp thường trang bị thêm hệ thống phần mềm để hỗ trợ cho bộ phận kế toán định khoản, hạch toán kế toán một cách nhanh chóng, chính xác nhất

Lời kết

Nhìn chung bài viết trên đã hướng dẫn cách hạch toán chi phí gia công theo thông tư 200 chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết này mọi người, nhất là những người làm trong bộ phận kế toán đã biết cách hạch toán chi phí gia công hiệu quả, chính xác nhất cho doanh nghiệp.