Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?


Thị phần (Market share) hẳn là một thuật ngữ mà ai trong chúng ta cũng đã nghe qua, tuy nhiên chưa chắc đã nắm rõ được. Bạn có biết thị phần là gì, công thức tính thị phần, sự quan trọng của việc gia tăng dù chỉ 0,1% thị phần? Hãy cùng Cam tìm hiểu về Thị phần và lý do bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua thuật ngữ này trong quá trình theo dõi và đánh giá quá trình kinh doanh của bản thân cũng như của đối thủ nhé. 

Thị phần (Market share) là gì? 

Thị phần là tỷ trọng về doanh số hoặc sản lượng tiêu thụ của một công ty so với tổng doanh số hoặc tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách dễ hiểu, nếu tổng doanh số hoặc tổng sản lượng tiêu thụ của ngành hàng nào đó là một chiếc bánh Gato lớn thì thị phần của một công ty chính là phần trăm chiếc bánh mà công ty đó chiếm được. Công ty nào sở hữu miếng bánh càng to thì mức độ thành công của công ty đó càng lớn và sẽ càng dễ có thể chiếm lĩnh được thị trường.  

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?
Hãy coi thị phần là những miếng bánh được cắt ra 

Thị phần được tính bởi công thức sau:

[external_link_head]

  1. Thị phần doanh thu  (Revenue market share)(%)= Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường
  2. Thị phần đơn vị (Unit market share)(%)= Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Sự khác nhau ở hai công thức trên đến từ đặc tính của ngành hàng. Nếu như ngành hàng tồn tại những mặt hàng ở phân đoạn cao cấp, dẫn đến sự chênh lệch giá cả giữa các thương hiệu là lớn, người ta thường sẽ sử dụng công thức tính toán thị phần theo doanh thu để đánh giá thị trường này. Mặt khác, khi các công ty quyết định tối đa hóa lợi nhuận bằng cách liên tục cải tiến kỹ thuật và giảm chi phí trong quá trình sản xuất thì tổng sản phẩm bán ra càng lớn sẽ đem lại cho họ càng nhiều doanh thu, vì vậy công thức tính thị phần thứ 2 sẽ được dùng để xác định họ đang ở đâu trên thị trường. Ngoài ra, nếu giá cả sản phẩm giữa các thương hiệu là tương tự nhau, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cả 2 công thức trên mà không đem lại khác biệt đáng kể nào trong việc tính thị phần. 

Ví dụ: Ở ngành hàng bia – rượu – nước giải khát, giá cả giữa các thương hiệu là tương đương nhau, ta hoàn toàn có thể sử dụng cả hai công thức để tính toán thị phần. Theo ước tính của VCSC (công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt), năm 2018, doanh số bán ra của ngành hàng bia – rượu – nước giải khát vào khoảng 59,96 nghìn tỷ đồng

Dựa vào báo cáo tài chính, năm 2018, doanh thu của Habeco (tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội) đạt 8994 tỷ đồng.

Ta có: 

Tổng doanh số bán của thị trường Bia: 59,96 nghìn tỷ đồng

Doanh số bán của Habeco: 8994 tỷ đồng


Vậy ta có thể tính được thị phần của Habeco trong thị trường – rượu – giải khát là: 

[external_link offset=1]


8994 tỷ đồng/59960 tỷ đồng= 15 (%). 


Tương tự, ta cũng có thể tính được thị phần của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hàng đó như Sabeco, Heineken, Carlsberg,..

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?

Mặt khác, cuộc chiến ở thị trường ô tô tại Việt Nam lại liên quan rất nhiều đến công nghệ, kỹ thuật, các công ty sẽ phải liên tục nghiên cứu, phát triển và cải tiến quá trình sản xuất, giảm tối đa chi phí đầu vào và gia tăng lợi nhuận trên từng sản phẩm bán ra. Vì vậy, công thức tính thị phần theo đơn vị sản phẩm sẽ được sử dụng để đánh giá thị trường này. 

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?

Theo như VAMA (Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam), tính cả số lượng xe lắp ráp tại Việt Nam và xe nhập khẩu, đã có 322.322 chiếc xe được bán ra trong năm 2019. Dựa vào sản lượng ba hãng dẫn đầu thị trường ở trên, có thể dễ dàng tình được thị phần của họ lần lượt vào khoảng 24,6%, 25% và 28,5%.

Như vậy, có lẽ các bạn đã hiểu được thị phần là gì và cách để xác định thị phần của mình cũng như đối thủ. Vậy vì sao các công ty lớn rất quan tâm đến thị phần? Việc chiếm được thị phần cao sẽ đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? 

Tầm quan trọng của Thị phần đối với doanh nghiệp

1. Đem lại lợi nhuận

Một công ty sở hữu thị phần lớn sẽ đem về lợi nhuận tăng dần theo thời gian. Lý do rõ ràng nhất cho việc đó là do họ đã đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ có quy mô lớn trong các khâu nghiên cứu, sản xuất, marketing và các chi phí khác.

Ở một thị trường giống nhau, trong một năm, công ty A sở hữu 40% thị phần sẽ có quy mô gấp đôi so với công ty B chỉ sở hữu 20% thị phần. Khi ấy cho dù chi phí của quá trình sản xuất và bán hàng có gấp đôi thì lợi nhuận mà công ty A tích lũy để tiếp tục đầu tư phát triển trong năm tới cũng sẽ lớn hơn so với công ty B rất nhiều. Vì thế công ty B cũng như các đối thủ khác sẽ phải liên tục tìm cách chiếm thị phần trước khi công ty A trở nên quá lớn và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường ấy.

2. Nâng cao danh tiếng, thúc đẩy doanh số và mở rộng tập khách hàng

Sự gia tăng thị phần sẽ giúp nâng cao danh tiếng của một công ty, thứ vốn đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy doanh số và gia tăng lượng khách hàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành và đã có một lượng lớn khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp ấy thì những người xung quanh họ như người thân, bạn bè cũng sẽ có xu hướng làm theo như thế. Việc này không chỉ thúc đẩy doanh số, mà còn giúp các thương hiệu lớn mở rộng tập khách hàng của mình và dần dần thống lĩnh thị trường ấy. 

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?
Hình ảnh chai nước Lavie đã quá đỗi quen thuộc với bất cứ ai

Một ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của thị phần trong việc thúc đẩy doanh số chính là mỗi khi có một vụ việc nào đó liên quan đến chất lượng nguồn nước hay mất nước, thiếu nước,… thì doanh số bán hàng của Lavie, Aquafina tăng mạnh hơn rất nhiều so với các đối thủ khác do hai nhãn hàng này đang chiếm thị phần lớn nhất trong ngành hàng nước tinh khiết. Chính những lúc có nhu cầu cao và cấp thiết nhất, khách hàng sẽ có xu hướng chọn lựa những sản phẩm có danh tiếng lớn nhất trên thị trường lúc bấy giờ.

[external_link offset=2]

ĐỌC THÊM: NEED, WANT, DEMAND – HIỂU THẾ NÀO, ỨNG DỤNG RA SAO?

3. Tăng khả năng thương lượng

Sự gia tăng thị phần sẽ khiến cho một công ty có thể bắt đầu thống trị một ngành hàng nào đó. Điển hình, khi dần thống trị thị trường, công ty đó sẽ có được lợi thế lớn so với đối thủ trong quá trình thương lượng với cả việc sản xuất đầu vào và việc phân phối, bán lẻ. Việc sở hữu thị phần lớn sẽ khiến khâu sản xuất của một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn rất nhiều so với đối thủ, vì vậy quá trình thương lượng với nhà cung cấp sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Lấy ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một nhà cung cấp bao bì có tiếng và chỉ được ký hợp đồng cung cấp độc quyền với một đối tác duy nhất. Lúc này chắc hẳn bạn sẽ muốn ký hợp đồng với một công ty có thị phần 50% đặt 100.000 bao bì 1 năm thay vì một công ty chỉ có thị phần 10% và đặt 20.000 bao bì 1 năm đúng không? 

Ngoài ra, khi chiếm lĩnh thị phần lớn và có danh tiếng tốt trong lòng khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể chiếm được những vị trí đẹp tại các kênh phân phối bán lẻ như siêu thị, tạp hóa,… và dễ dàng nổi bật hơn so với đối thủ. 

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao Milo thường sẽ có rất nhiều không gian để trưng bày sản phẩm so với Ovaltine tại các siêu thị không? Đơn giản là vì thị phần của Milo trong thị trường “sữa năng lượng” là 60,4%, tức là gấp 10 lần so với Ovaltine là 5,9% (Nielsen, 10/2018). Nhờ việc có danh tiếng và lượng khách hàng cực lớn, Milo hoàn toàn có quyền thương lượng và chọn những vị trí đẹp nhất để phục vụ việc bán hàng của mình mình mà các nhà phân phối sẽ không thể chối từ vì nếu làm vậy họ sẽ mất đi một nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc bán các sản phẩm của Milo.

Thị phần là gì? – Công thức tính? Vì sao chúng ta cần quan tâm?
Milo luôn phủ xanh các kệ hàng với diện tích trưng bày sản phẩm cực kì lớn so với các đối thủ của mình

ĐỌC THÊM: TUYỆT CHIÊU BẮT TRỌN TRÁI TIM KHÁCH HÀNG TẠI ĐIỂM BÁN

Tạm kết

Thị phần đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của các thương hiệu lớn. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn như Grab, Tiki, Shopee,.. sẵn sàng sống chết tranh giành nhau để chiếm được từng 0,1% thị phần mặc cho có phải chịu khoản lỗ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Họ hiểu rằng một khi đã chiếm lĩnh được thị trường và là người dẫn đầu thị trường đó (Market leader) như cách mà Viettel, Milo hay Lavie đang làm thì việc hoàn lỗ và kinh doanh phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn cơ bản nhất về thuật ngữ Thị phần và nắm được những lợi ích mà việc sở hữu thị phần cao có thể đem lại.

Người viết: HNM [external_footer]