PTTCDN – Lớp Liên Thông Học Viện Tài Chính khoá 14 .05 – 06

Câu 1: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn năm N của công ty TSV :

a.     Xét về sự biến động của tổng nguồn vốn:

[external_link_head]

 Tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng 200 triệu đồng, với tỷ lệ 2%. Chứng tỏ trong năm công ty đã tăng cường huy động vốn và thực tế khả năng huy động vốn của công ty cũng tăng. Nguyên nhân trực tiếp của sự biến động này là do: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 250 triệu đồng, đã làm cho Tổng nguồn vốn tăng lên một khoản tương ứng 250 triệu đồng. Còn Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm giảm đi 50 triệu đồng lại làm Tổng nguồn vốn giảm đi một khoản 50 triệu đồng.

     Nợ phải trả :

Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm giảm 50 trđ tương ứng với tỷ lệ 0,77%. Trong đó chủ yếu là do giảm Vay và nợ dài hạn, Vay và nợ dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 70 trđ (với tỷ lệ 5,38%) đã làm cho Nợ phải trả giảm đi một khoản tương ứng.

Còn nợ ngắn hạn so với đầu năm lại tăng lên 20 trđ (tỷ lệ 0,38%) làm Nợ phải trả tăng lên một khoản tương ứng. Nợ ngắn hạn tăng lên  chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải trả. Như vậy vốn Nợ phải trả giảm chủ yếu là giảm các khoản vay.

      Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 250 triệu đồng tương ứng với 7,14% .Với mức tăng  và tỷ lệ tăng như trên là khá cao, mà trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của I.Vốn chủ sở hữu tăng 170 trđ, tỷ lệ 5,4%. Điều này có thể nói công ty làm ăn có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng, từ đó để lại một khối lượng lợi nhuận khá lớn bổ sung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tăng trong năm.

b.      Xét về cơ cấu nguồn vốn

Trong tổng Nguồn vốn của công ty thì tỷ trọng Nợ phải trả luôn chiếm trên 60% chứng tỏ Công ty TSV huy động nguồn vốn chủ yếu từ bên ngoài. Cụ thể tỷ trọng Nợ phải trả đầu năm là 65% đến cuối năm giảm xuống 1,76% còn 63,24%.Và cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty TSV thấp.

  Đối với Tổng Nợ phải trả: đầu năm Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 80% và nợ dài hạn là 20%, đến cuối năm Nợ ngắn hạn chiếm là 80,93% và nợ dài hạn chiếm 19,07%.Như vậy tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm tăng 0,93% và nợ dài hạn giảm tương ứng. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn là không đáng kể hơn nửa sự tăng lên này là do các khoản phải trả tăng, nhưng bù lại các khoản vay ngắn hạn lại giảm. Do vậy sự thay đổi cơ cấu nợ phải trả này là hợp lý.

[external_link offset=1]

Đối với Vốn chủ sở hữu: thì tỷ trọng I.Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng đầu năm là 90% cuối năm là 88,53% giảm 1,47%. Việc thay đổi tỷ trọng này là do sự tăng lên 1,47% của tỷ trọng Nguồn kinh phí và quỹ khác làm tỷ trọng I.Vốn chủ sở hữu giảm tương ứng.

Tóm lại : Qua phân tích tình hình nguồn vốn công ty TSV ta thấy chính sách huy động vốn của công ty chủ yếu từ chủ nợ. Như vậy cả ở đầu năm và cuối năm khả năng tự chủ tài chính của công ty còn chưa cao.Với cơ cấu nguồn vốn như trên thì mức độ an toàn còn thấp, rủi ro trong kinh doanh cao.Nhưng trong điều kiện công ty kinh doanh có hiệu quả thì có khả năng  khếch trương tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải chú trọng đến công tác nâng cao tính tự chủ về tài chính của công ty.

 Câu 2 : Phân tích chính sách tài trợ của công ty TSV :

Vốn luân chuyển: Chính sách tài trợ của công ty ở hai thời điểm cuối năm và đầu năm là hợp lý vì tại thời điểm đầu năm Vốn luân chuyển là 1800 trđ, cuối năm là 1880 trđ tăng 80 trđ. Như vậy tại thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đem lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp.

         Phân tích Vốn luân chuyển ta thấy Vốn luôn chuyển cuối năm so với đầu năm tăng 80trđ (tỷ lệ 4,44%) là do ảnh hưởng của các nhân tố:

  Do tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng lên 100 trđ từ đó làm cho Vốn luân chuyển tăng 100 triệu đồng. Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 20trđ từ đó làm cho Vốn luân chuyển giảm 20 trđ. Như vậy vốn luân chuyển tăng lên do tài sản ngắn hạn lớn hơn sự tăng lên của Nợ ngắn hạn cho nên VLC cuối kỳ tăng lên so với đầu kỳ.

            Phân tích nhu cầu vôn luân chuyển ta thấy nhu cầu VLC cuối năm so với đầu năm tăng 110 trđ là do ảnh hưởng của ba nhân tố :

+ Do các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 120trđ làm cho nhu cầu VLC tăng tương ứng. là 120 trđ. Việc tăng các khoản phải thu nói trên là do chính sách kinh doanh của công ty bán hàng theo phương thức trả chậm. Các khoản phải thu này nếu chưa đến hạn là hoàn toàn hợp lý.

+ Do hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm tăng 50 trđ từ đó làm cho nhu cầu VLC tăng 50 trđ. Hàng tồn kho tăng lên nói trên là do quy mô của công ty tăng hoặc chính sách công ty là tích trữ hàng để chờ cơ hội bán ra.

+ Do các khoản phải trả ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 60 trđ từ đó làm cho nhu cầu VLC giảm 60 trđ.

Như vậy số tăng lên của các khoản phải thu ngăn hạn và hàng tồn kho lớn hơn số tăng lên do các khoản phải trả tăng nêm nhu cầu VLC cuối năm so với đầu năm tăng lên.

Mặt khác Vốn luân chuyển ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn nhu cầu VLC của công ty nên VLC ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều không đủ bù đắp cho nhu cầu VLC, khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp.

Tóm lại: Chính sách tài trợ của công ty là hợp lý, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính song chưa đảm bảo sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Câu 3 : Phân tích khái quát sự biến động và cơ cấu vốn ?

a.     Phân tích sự biến động của vốn:  

 Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng thêm  200 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng 2% .Trong đó tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 100trđ, với tỷ lệ 1,43% làm cho tổng tài sản tăng lên một phần tương ứng là 100trđ. Tài sản  dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 100trđ, với tỷ lệ 3,33% . Việc tăng tổng tài sản nới trên cùng với sự tăng lên của tài sản cố định và sự tăng lên của vốn chủ sở hữu  điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp tăng lên. Càng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty càng được mở rộng.

[external_link offset=2]

        Tài sản ngắn hạn: trong công ty TSV tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn

 Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 100trđ là do: các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm tăng lên 120trđ tương ứng với tỷ lệ 6,86%, hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm tăng lên 50trđ (tỷ lệ tăng lên 1,7%), tài sản ngắn hạn khác cuối năm so với đầu năm tăng lên 60trđ (tỷ lệ tăng lên 5,71%) và một phần là do đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên 20trđ (tỷ lệ tăng lên 3,57%). Nhưng bên cạnh đó tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm lại giảm đi 150trđ với tỷ lệ 21,43% làm cho tài sản ngắm hạn giảm đi một khoản tương ứng là 150trđ.

         Phải thu khách hàng tăng 110 trđ thể hiện trong kỳ công ty có phát sinh thêm các khoản nợ phải thu mới, nó phụ thuộc vào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp đối với khách hàng. Như vậy phải thu ngắn hạn tăng thể hiện vốn của doanh nghiệp đã bị chiếm dụng.

         Hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm tăng 50 trđ (tỷ lệ 1,7%) . Sự tăng lên của hàng tồn kho có thể là do quy mô sản suất kinh doanh của công ty tăng lên. Nhưng sự tăng lên này chỉ được đánh giá là hợp lý khi quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Các nhà quản trị cần so sánh, đối chiếu giữa lượng dự trữ thực tế với nhu cầu sử dụng để có biện pháp quản trị phù hợp với hàng tồn kho của doanh nghiệp.

  Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng lên 100trđ (tỷ lệ 3,33%) chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định tăng 90trđ ( tỷ lệ 3,75%) thể hiện trong năm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được tăng cường đổi mới.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng lên 10trđ (tỷ lệ 1,67%).

b.     Phân tích cơ cấu phân bổ tài sản:

   Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đầu năm chiếm 70% cuối năm chiếm 69,61 %(so với đầu năm thì cuối năm giảm 0,39%).Trong khi đó tài sản dài hạn đầu năm chiếm 30% cuối năm chiếm 30,39%(so với đầu năm thì cuối năm tăng 0,39%) . Như vậy trong năm công ty đã tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn chứng tỏ  quy mô kinh doanh được tăng lên.

  Việc giảm tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong năm là do giảm tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm chiếm 10%  cuối năm chiếm 7,75% ( giảm 2,25%).

  Việc tăng tỷ trọng tài sản dài hạn chủ yếu là do sự tăng lên của tỷ trọng tài sản cố định đầu năm là 80% cuối năm là 80,32% (tăng 0,32%) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn lại  giảm tỷ trọng tương ứng giảm 0,32%.

   Như vậy việc tăng tỷ trọng tài sản dài hạn nhất là tăng tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh và cơ cấu tài sản theo hướng hợp lý hơn.

Tóm lại: Qua phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn của công ty TSV ta thấy tình hình sử dụng vốn của công ty là hoàn toàn hợp lý. Việc tăng tổng tài sản của công  ty thể hiện quy mô của doanh nghiệp được mở rộng, đồng thời tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng để hạn chế rủi ro trong khâu thanh toán,dự trữ hàng tồn kho vừa phải, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh.

[external_footer]