Phân tích cơ bản (FA) là gì?

Phân tích cơ bản (FA) là gì?

Phân tích cơ bản là một kỹ thuật dùng để xác định giá trị thực của một chứng khoán, cổ phiếu bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản có ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tuơng lai của công ty . 

[external_link_head] [external_link offset=1]

Phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, và điều này sẽ khẳng định giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết như thế nào với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt… Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải bao quát đủ các yếu tố của phân tích cơ bảnnhư:

* Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.

* Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.

* Các sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.

Nhà đầu tư thường dùng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua những chứng khoán có triển vọng tốt nhưng đang bị thị trường đánh giá thấp, tức là một cách thức đầu tư giá trị.

Việc mua bán chứng khoán không chỉ dựa trên các biểu đồ từ phân tích kỹ thuật (về cung và cầu), mà chủ yếu phải từ phân tích cơ bản (về năng lực và hoạt động của các công ty). Phân tích cơ bản nhằm tính toán về thị trường, doanh số, các chỉ số tài chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng đầu tư. Phân tích kỹ thuật nhằm tìm ra thời điểm đúng lúc để tiến hành giao dịch. Để đổ tiền vào một nơi sinh ra lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải biết cả về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật bởi lẽ có tính toán được giá trị của cổ phiếu chính xác đến đâu mà không biết chọn đúng thời điểm đầu tư thì phân tích cũng trở thành vô nghĩa.

Khi phân tích cơ bản trở thành kiến thức thông dụng của mọi nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn, giá cổ phiếu niêm yết hợp lý hơn, Nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin hàng ngày trên thị trường ( diễn biến ngành, thông tin nội bộ…). Và khi phân tích cơ bản đã là cơ sở chính cho diễn biến giá cả thì thị trường chứng khoán sẽ trở thành nơi đầu tư của những nhà đầu tư tài chính thực thụ.

[external_link offset=2]

Ưu điểm: Xác định được giá trị nội tại của công ty và những cơ hội đầu tư dài hạn 

Nhược điểm : Việc có quá nhiều chỉ báo kinh tế vĩ mô có thể khiến những nhà đầu tư mới mất phương hướng.