+Phân biệt Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dư nợ? – Hoa Nguyen

Doanh số cho vayDoanh số thu nợ và Dư nợ là 3 khái niệm hay gặp khi bạn vay vốn ngân hàng hoặc đi làm tín dụng.

+Phân biệt Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dư nợ? - Hoa Nguyen

[external_link_head]

(?) Phân biệt Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ 

– Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ)

Thông tin thêm: Các ngân hàng đều có phần mềm theo dõi và nếu bạn là CV QHKH thì đều có thể truy cập hệ thống T24, Intellect, Corebanking… để tra cứu thông tin này.

– Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

[external_link offset=1]

Cả 2 khái niệm “Doanh số thu nợ” và “Doanh số cho vay” đều có cụm từ “Doanh số” ==> Chúng được tính luỹ kế cộng dồn qua từng lần phát sinh.

VD: Công ty A vay hạn mức tại ngân hàng B.

Tháng 1: Công ty A vay 3 tỷ (Thời hạn: 4 tháng)

Tháng 2: Công ty A vay tiếp 1,5 tỷ (Thời hạn 4 tháng)

Tháng 4: Công ty A vay tiếp 1 tỷ (Thời hạn 3 tháng)

Tháng 5: Công ty A trả nợ món 3 tỷ (đã vay tháng 1)

Vậy:

– Doanh số cho vay công ty A tính tại hết tháng 5 là: = 3 + 1,5 + 1 = 5,5 tỷ

– Doanh số thu nợ của công ty A tính tại hết tháng 5 là: = 3 tỷ

Trong thực tế: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ dùng để đánh giá khách hàng cũ, đánh giá lịch sử vay – trả để tính toán lợi ích thu đươc từ mỗi khách hàng. Hoặc đôi khi là để ràng buộc khách hàng chuyển doanh thu về tài khoản tại ngân hàng.

Thời điểm được chọn tính doanh số thường là kể từ khi khách hàng được cấp Hạn mức đến thời điểm hiện tại.

VD: Công ty A được ký hợp đồng tín dụng hạn mức. Thời hạn từ 12/1/2015 đến 12/1/2016. Như vậy, để xác định doanh số chuẩn xác ta để mốc thời gian đầu là 12/1/2015 và mốc cuối là ngày tra hôm nay.

Cũng có lúc ta xác định Doanh số của khách hàng phát sinh trong 1 năm, trong 6 tháng… Tuỳ từng nhu cầu và mục đích mà ta sử dụng Doanh số trong khoảng thời gian phù hợp.

(?) Dư nợ hay Dư nợ vay; Dư nợ cho vay đều là một!

Khái niệm Dư nợ cũng xuất hiện rất nhiều trong các văn bản Luật các TCTD. Một bạn đã thắc điều này tại khoá học CPNTD về Dư nợ. Và QĐ 1627/2001 lại không ghi rõ là dư nợ gốc hay dư nợ lãi.

VD có câu hỏi: Nếu đến hạn trả lãi tiền vay mà khách hàng không trả đúng hạn và không được TCTD chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi và không gia hạn lãi thì TCTD phải xử lý thế nào? 

a) Chuyển toàn bộ dư nợ gốc và lãi sang nợ quá hạn

b) Chuyển toàn bộ dư nợ gốc sang nợ quá hạn

c) Chuyển toàn bộ nợ lãi sang nợ quá hạn

[external_link offset=2]

Đáp án: (a) Chuyển toàn bộ gốc và lãi sang nợ quá hạn 

Trả lời: Theo Khoản 2 – Điều 13 về “Trả nợ gốc và lãi vốn vay” của QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001:

“Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.”

Như vậy, Dư nợ: Là toàn bộ số tiền mà khách hàng nợ ngân hàng tại 1 thời điểm bất kỳ; gồm cả Nợ gốc và Nợ lãi.

Theo đó, Dư nợ là một số liệu mang tính thời điểm (tại lúc tra cứu!). Không quan trọng khách hàng trước kia vay nhiều hay ít, chỉ quan trọng bây giờ họ đang còn nợ ngân hàng bao nhiêu. Gốc bao nhiêu? Lãi bao nhiêu?

ThiNganHang.com

[external_footer]