Nghiệp vụ cho vay là gì? Các nghiệp vụ và quy trình cho vay của ngân hàng

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại có rất nhiều nghiệp vụ. Trong số đó nghiệp vụ cho vay là một hình thức kinh doanh đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhất định

Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những thông tin, kiến thức quan trọng đòi hỏi các nhân viên ngân hàng cần phải nắm rõ. Các hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng thường rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau như nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ ngân quỹ… và được nhiều người biết đến nhất là nghiệp vụ cho vay.

[external_link_head]

Nghiệp vụ cho vay là gì?

Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.

Nghiệp vụ cho vay là gì? Các nghiệp vụ và quy trình cho vay của ngân hàng

Nghiệp vụ cho vay ngân hàng thương mại là gì

Cho vay bao gồm: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ cho dự án. Cho vay thường được định hướng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ.

Đặc điểm của nghiệp vụ cho vay

  • Khi tham gia vào hoạt động này cần phải đủ hai đối tượng là: bên vay và bên cho vay. 
  • Tiếp theo, để đảm bảo tính pháp lý, tổ chức tín dụng sẽ đưa ra hợp đồng tín dụng tài sản.
  • Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.
  • Cuối cùng, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.

Những yếu tố cấu thành của nghiệp vụ đi vay

  • Các bên tham gia: bao gồm người cho vay và người vay. 
  • Điều kiện chủ thể vay vốn: Có năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (Điều 16,18, 96 –
  • Bộ luật dân sự) chịu trách nhiệm pháp lý trong kinh tế và dân sự và các cơ quan nhà nước.

Vai trò của hoạt động cho vay

Đối với nền kinh tế: Hoạt động cho vay góp phần thu hút nền kinh tế phát triển, mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…

Đối với người đi vay: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi… vì thế khách hàng tùy ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

[external_link offset=1]

Lợi ích của ngân hàng: Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay thu được lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của ngân hàng cho vay.

Nghiệp vụ cho vay là gì? Các nghiệp vụ và quy trình cho vay của ngân hàng

Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại 

Các loại nghiệp vụ cho vay của ngân hàng

Hoạt động cho vay tại các ngân hàng được xem như hoạt động chính giúp ngân hàng sinh lời của các ngân hàng trung gian nói chung và thương mại nói riêng. Hiện nay, hoạt động cho vay này rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể kể tên một số nghiệp vụ cho vay như:  

Căn cứ vào mục đích

  • Cho vay bất động sản: đây là hình thức cho khách hàng vay để đầu tư hoặc mua sắm bất động sản nhà ở, đất đai.
  • Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Căn cứ vào thời hạn cho vay

Phân chia thời gian cho vay giúp ngân hàng tính được độ an toàn của khoản vay cũng như khả năng sinh lời của nguồn vốn đó. Theo thời gian, ngân hàng sẽ chia các khoản vay thành những thời gian sau: 

  • Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp.
  • Cho vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Khoản vay này thường được khách hàng sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh.
  • Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay tối thiểu là 3 năm và tối đa lên tới 20-30 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để xây nhà hoặc đầu tư vào các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

  • Cho vay không bảo đảm: cho vay không cần có tài sản thế chấp cũng như sự bảo lãnh của bên thứ 3. Cho vay không đảm bảo là hình mà ngân hàng sẽ dựa vào mức độ uy tín của khách hàng để quyết định cho vay. Tuy nhiên, hình thức này thường có rủi ro cao.
  • Cho vay có bảo đảm: khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.

  • Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,…
  • Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền. Số tiền một lần trả được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).

Quy trình nghiệp vụ cho vay hiện nay

Hiện nay, việc vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng ngày càng phổ biến. Chính vì thế, để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vay, các ngân hàng, công ty tín dụng sẽ đơn giản hóa các quy trình vay. Cụ thể như sau:

Bước 1: Khách hàng cần lập hồ sơ tín dụng và gửi đến đơn vị cho vay

Khách hàng cần chuẩn bị một số giấy tờ, hồ sơ có liên quan mà bên tín dụng yêu cầu. Đây là khâu quyết định đến việc hồ sơ của bạn có được duyệt hay không. 

Ví dụ một bộ hồ sơ cho vay cần:

Hồ sơ khách hàng

[external_link offset=2]

  • CMND/ hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn)

Hồ sơ khoản vay

  • Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
  • Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lương,…
  • Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân

Bước 2: Tổ chức tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ

Thông thường, thời gian thẩm định sẽ kéo dài từ 2 ngày trở lên với từng ngân hàng. Việc thẩm định sẽ giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ đánh giá xem bạn có đủ khả năng chi trả khoản vay đó không, đối chiếu những thông tin bạn cung cấp có xác thực không.

Bước 3: Tổ chức tín dụng sẽ quyết định cho vay

Sau khi nhân viên ngân hàng thẩm định xong. Nếu hồ sơ của khách hàng đạt yêu cầu, ngân hàng hoặc công ty tín dụng sẽ quyết định phê duyệt yêu cầu cho vay.

Trong một số trường hợp khách hàng có khoản vay lớn hoặc là doanh nghiệp thì sẽ thêm một bước thẩm định nữa để đảm bảo cho khoản vay được thanh toán.

Nếu hồ sơ của khách hàng không đạt, tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản cho khách hàng và giải thích rõ nguyên nhân bị từ chối cho vay.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về việc vay vốn tại ngân hàng. [external_footer]