Mẫu giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021

Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội? Thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội thay? Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động? Nghỉ việc nhưng công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội? Nhận sổ bảo hiểm xã hội như thế nào sau khi nghỉ việc?

[external_link_head]

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0976080346 để được tư vấn – hỗ trợ!

Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Quá trình đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội và chốt sổ là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động. Theo như luật quy định thì sau 07 ngày làm việc, công ty, nơi làm việc của người lao động phải trả toàn bộ những giấy tờ và giải quyết quyền lợi của người lao động, trong đó có nghĩa vụ chốt và trả bảo hiểm xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 0976080346

Tuy nhiên trường hợp người lao động khi nghỉ việc tại công ty vẫn chưa lấy được sổ bảo hiểm xã hội và khi đến hạn lại vì nhu cầu cá nhân nên không thể đi lấy. Lúc này để đảm bảo quyền lợi cho mình, họ có thể nhờ người thân, bạn bè dưới hình thức là viết giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội hoặc hợp đồng ủy quyền lấy sổ bảo hiểm. Vậy giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội là gì? Trong giấy ủy quyền sẽ có những nội dung gì? Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn các bạn cách viết giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2021 dưới đây để những người lao động đi làm xa có thể lấy được sổ bảo hiểm đóng tiếp vào công ty mới, đảm bảo quyền lợi cho mình.

1. Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội

Tải về: Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN LẤY SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

Xem thêm: Cấp lại phần tờ rời ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Hôm nay, ngày…tháng…năm…tại…

Chúng tôi gồm các bên sau đây:

I. Bên ủy quyền:

Họ và tên:…

Ngày tháng năm sinh:…

Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…

Ngày cấp:…Nơi cấp:

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền cá nhân, công ty viết tay, mẫu hợp đồng uỷ quyền mới nhất năm 2021

Địa chỉ thường trú:…

Số điện thoại liên hệ:…

II. Bên được ủy quyền:

Họ và tên:…

[external_link offset=1]

Ngày tháng năm sinh:…

Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…

Ngày cấp:…Nơi cấp:…

Địa chỉ thường trú:…

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền hộ, lĩnh tiền giúp mới nhất

Số điện thoại liên hệ:…

III. Nội dung ủy quyền:

1. Bên ủy quyền là ông/bà…ủy quyền cho ông/bà…lấy sổ bảo hiểm xã hội với những thông tin sau:

– Nơi lấy sổ:…

– Sổ bảo hiểm xã hội mang tên của ông/bà:…

– Số sổ bảo hiểm xã hội:…

– Nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội:…

– Ngày tháng năm được cấp sổ bảo hiểm xã hội:…

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền nuôi con, uỷ quyền nuôi dưỡng, uỷ quyền giám hộ trẻ em

2. Liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận chế độ:…

IV. Thời hạn ủy quyền:

V. Cam kết thực hiện

Kể từ ngày giấy ủy quyền này được chứng thực, bên được ủy quyền có đầy đủ quyền để lấy sổ bảo hiểm xã hội. Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng nghĩa vụ đi lấy sổ bảo hiểm xã hội cho bên ủy quyền đúng thời gian và địa điểm như đã thỏa thuận và không lấy bất kì khoản phí nào từ bên ủy quyền.

Hai bên cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong giấy ủy quyền

Nếu xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ tự giải quyết trên cơ sở thỏa thuận và thiện chí.

…ngày…tháng…năm…

Chứng thực của UBND cấp xã                  Bên ủy quyền                          Bên được ủy quyền

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

          (Ký, ghi rõ họ tên)                            (Ký, ghi rõ họ tên)                          (Ký, ghi rõ họ tên)

2. Thủ tục nhận sổ bảo hiểm xã hội thay

Hồ sơ để nhận sổ bảo hiểm thay bao gồm:

– Những giấy tờ tùy thân của người ủy quyền: giấy chứng minh nhân dân hoặc công cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, sổ hộ khẩu.

– Những giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền: giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu

– Giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội

Khi đến công ty để lấy sổ bảo hiểm xã hội, người được ủy quyền phải tiến hành trình ra các giấy tờ tùy thân của mình và giấy ủy quyền được bên người có sổ bảo hiểm xã hội ủy quyền đi lấy sổ. Khi kí vào mục người nhận cần ghi rõ người đại diện và kí đầy đủ họ và tên.

3. Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Tóm tắt câu hỏi: 

Xin chào luật sư, Tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi.Tôi là công nhân thợ hàn điện của 1 công ty cổ phần hóa, năm nay tôi bước sang tuổi 49 đã đóng đủ 25 năm bảo hiểm vì điều kiện sức khỏe tôi đã làm đơn xin về hưu trước tuổi nộp cho công ty. Tháng 3 năm 2020 công ty đã cho tôi đi giám định mất 61% sức khỏe. Tháng 4 năm 2020 công ty chấm dứt hợp lao động với tôi. Đến nay tháng 8 năm 2020 công ty chưa chốt hết sổ bảo hiểm nên tôi chưa có sổ hưu, từ lúc chấm dứt hợp đồng tôi được hưởng chế độ gì. Vậy giờ tôi muốn hỏi tư vấn pháp luật tôi phải làm gì và đơn từ như thế nào để tôi sớm được hưởng chế độ hưu trí? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Luật sư tư vấn:

Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Điều 43 Bộ luật Lao động quy định: “Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30  ngày”.

Dó đó, nếu người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải tiến hành làm thủ tục xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp (chốt sổ bảo hiểm xã hội) và trả lại sổ cho người lao động để hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là trái với quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“4. Phạt tiền từ 0976080346 đồng đến 0976080346 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 0976080346 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Xem thêm: Các trường hợp cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội? Xin cấp lại sổ BHXH bị mất?

[external_link offset=2]

d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.”

Vì vậy, nếu người lao động có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, cố tình chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án hoặc tố cáo tới Phòng lao động thương binh – xã hội nơi công ty có trụ sở để được giải quyết.

4. Nghỉ việc nhưng công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội

Tóm tắt câu hỏi:

Xin Luật sư tư vấn giúp vấn đề sau. Trước đây, tôi có làm cho công ty 100% vốn Nhật được 10 năm, vì bận việc gia đình nên tôi có làm đơn xin nghỉ tại công ty. Khi tôi liên lạc với công ty để nhận tiền trợ cấp thôi việc và sổ bảo hiểm thì công ty trả lời là do công ty đang kiện tôi nên công ty không trả. Nhưng đến nay đã hơn 1 năm, tôi chờ hoài không thấy kiện tụng gì. Vậy xin Luật sư cho biết công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Tôi phải đợi trong thời gian bao lâu thì mới giải quyết được vấn đề này? Công ty có quyền giữ sổ bảo hiểm của tôi trong bao nhiêu lâu? Xin luật sư tư vấn và hướng dẫn giúp!

Luật sư tư vấn:

* Vấn đề trợ cấp thôi việc khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm việc cho công ty được 10 năm, do vậy, có thể suy đoán hợp đồng lao động giữa bạn và công ty là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”:

“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Do bạn không nói rõ bạn có tuân thủ thời hạn báo trước hay không nên có thể chia ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Trước khi nghỉ việc, bạn đã báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày thì bạn sẽ được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”: 

– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Trường hợp 2: Bạn nghỉ việc mà không báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và nghĩa vụ của bạn được quy định tại Điều 43 “Bộ luật lao động 2019” như sau:

– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

* Nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng:

“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động…”

Vì vậy, việc công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của bạn trong thời gian hơn 1 năm là không đúng với quy định của pháp luật. Công ty chỉ có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của bạn trong thời 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 30 ngày. Vì vậy, để đòi lại sổ bảo hiểm xã hội cũng như đòi hỏi các quyền lợi chính đáng khác, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty yêu cầu giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được, bạn có quyền gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết. 

5. Nhận sổ bảo hiểm xã hội như thế nào sau khi nghỉ việc?

Tóm tắt câu hỏi:

Trước đây tôi làm Công ty thứ 01, sau đó nghỉ việc nhưng tôi không lấy sổ Bảo hiểm xã hội đóng vào Công ty thứ 02. Nhưng hàng tháng Công ty thứ 02 vẫn trừ tiền Bảo hiểm xã hội. Hiện tại tôi đã nghỉ việc Công ty thứ 02. Vậy luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi sẽ lấy sổ Bảo hiểm xã hội ở công ty nào ạ? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

– Tại khoản 2, 3 Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Vậy, trong trường hợp của bạn khi chấm dứt hợp động lao động với công ty thì công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Bạn làm việc ở công ty cũ những chưa lấy sổ bảo hiểm xã hội thì bạn liên hệ lại với công ty để lấy sổ bảo hiểm xã hội. Và đối với công ty mới đã không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn theo sổ đã đóng ở công ty cũ, thì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mới, công ty mới hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Sau đó mang 02 sổ bảo hiểm xã hội này để thực hiện thủ tục gộp sổ và hưởng bảo hiểm xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội: 0976080346

– Tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có quy định thành phần hồ sơ để gộp sổ như sau:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

+ Sổ BHXH đã cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang cư trú để được giải quyết. [external_footer]