Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát Là Gì?

Lạm phát là một trong các khái niệm được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vậy lạm phát là gì?  Nguyên nhân gây ra lạm phát cũng như những ảnh hưởng tới nền kinh tế của nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. 

Lạm Phát Là Gì?

Có thể hiểu lạm phát là hiện tượng tăng giá chung liên tục tất cả các dịch vụ, hàng hóa trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này có thể làm cho đồng tiền bị mất giá hơn trước đây. Nếu giá chung tăng cao, vẫn là đơn vị tiền tệ ấy nhưng mua được ít hàng hóa hơn. Bởi vậy lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua ở một đơn vị tiền tệ.

lạm phát là gì
Lạm phát là gì?

Cơ Sở Pháp Lý Về Lạm Phát

Quy định của luật Ngân hàng Nhà nước đưa ra về lạm phát như sau:

Ngân hàng nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định và thực hiện.

Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm thể hiện qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng, giám sát chính sách tiền tệ quốc gia.

Chính sách tiền tệ quốc gia là những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm việc ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện qua chỉ tiêu lạm phát, quyết định dùng công cụ, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Các Tiêu Chí Phân Loại Lạm Phát

Có thể phân loại lạm phát căn cứ vào các tiêu chí như:

Căn Cứ Vào Mức Độ Lạm Phát

Về mức độ lạm phát được chia ra như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: với tỷ lệ từ 0 – <10% lúc này nền kinh tế hoạt động bình thường, ít rủi ro, đời sống ổn định.  
  • Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng nhanh, tỷ lệ từ 10 – < 1.000%, có thể gây biến động nền kinh tế.  
  • Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng với tốc độ chóng mặt, tỷ lệ trên 1000%. Mức độ này để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục.

Căn Cứ Vào Tính Chất Lạm Phát

Chia theo tính chất có 2 hình thức lạm phát:

  • Lạm phát dự kiến xuất hiện do dự đoán của cá nhân về tốc độ tăng giá ở cả quá khứ và tương lai.
  • Lạm phát không dự xuất xuất hiện từ các cú sốc bên ngoài và những yếu tố trong nền kinh tế gây bất ngờ.
phân loại lạm phát
Có thể phân loại lạm phát dựa vào nhiều tiêu chí.

Đặc Điểm Của Lạm Phát

Lạm phát có một số đặc điểm như:

  • Đây không phải sự kiện ngẫu nhiên vì hiện tượng tăng giá thường tăng liên tục, đột ngột. Cũng có khi tăng giá đột ngột chỉ là biến động giá tương đối chứ không phải lạm phát. Hiện tượng này xảy ra khi cung-cầu không ổn định trong thời gian ngắn.
  • Lạm phát ảnh hưởng tới tất cả các dịch vụ, hàng hóa nhưng biến động giá hàng hóa chỉ ở 1 vài loại hàng hóa nhất định.
  • Lạm phát thường xảy ra lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong vài năm liền. Bởi vậy nhiều quốc gia thực hiện đo lường lạm phát mỗi năm để hạn chế đến mức thấp nhất.

Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát Là Gì?

Nguyên nhân gây lạm phát có thể kể tới các yếu tố sau:

Do Cầu Kéo

Khi nhu cầu của thị trường về hàng hóa nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả tăng theo. Khi ấy giá cả của hàng loạt hàng hóa sẽ tăng lên. Do đó giá cả của hàng loạt hàng hóa khác đều leo thang, giá trị đồng tiền vì thế bị mất giá, cần nhiều tiền để mua hàng hóa. 

Do Chi Phí Đẩy

Chi phí đẩy  bao gồm: thuế, giá mua vào, tiền lương, tiền máy móc, tiền bảo hiểm của doanh nghiệp. Nếu các chi phí này tăng lên cũng sẽ khiến doanh nghiệp tăng giá sản phẩm bán ra thị trường nhằm đảm bảo lợi nhuận khiến giá chung của cả nền kinh tế tăng lên.

Do Cơ Cấu

Khi một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả muốn tăng tiền lương cho nhân viên sẽ khiến các doanh nghiệp khác tăng theo dù không biết có đạt doanh thu không. Vì thế họ sẽ tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.

nguyên nhân gây lạm phát
Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát.

 Do Cầu Thay Đổi

Nếu thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng nào đó nhưng là mặt hàng cung cấp độc quyền ví dụ giá điện thì giá sẽ không bị giảm. Tuy nhiên có thể khiến lượng cầu mặt hàng khác tăng lên, gây tăng giá.

Do Xuất Khẩu

Lạm phát xuất hiện do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước và nước ngoài làm cho tổng cung không đủ, khi ấy các sản phẩm bị thiếu hụt sẽ bị tăng giá.

Do Nhập Khẩu

Hàng hóa nhập khẩu tăng do giá cả chung hoặc do thuế thì giá bán ra trong nước cũng tăng. Nếu giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ gây ra lạm phát.

Do Tiền Tệ

Khi ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không trượt giá, cũng có thể do ngân hàng mua công trái khi nhà nước yêu cầu làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên.

Cách Đo Lường Lạm Phát

Các tổ chức sẽ thu thập dữ liệu rồi theo dõi biến động giá cả của dịch vụ, hàng hóa nhằm đo lường lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính theo % của chỉ số đo mức giá trung bình, cũng là mức giá trung bình của tập hợp các dịch vụ, sản phẩm tổ hợp với nhau.

Không có cách đo chính xác chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng đang là thước đo được dùng khi đo mức độ lạm phát. Các hàng hóa, dịch vụ đều được đo chỉ số giá cả bằng CPI.

Lạm Phát Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Nền Kinh Tế?

Tình trạng lạm phát có thể ảnh hưởng theo nhiều hướng đến nền kinh tế. Cụ thể là: 

Ảnh Hưởng Tích Cực

Nếu lạm phát ở mức độ tự nhiên từ 2-10% sẽ không gây hại cho nền kinh tế. Hơn nữa cũng có những lợi ích như: kích thích tiêu dùng, giảm thất nghiệp, vay nợ,…

Ngoài ra lạm phát giúp Chính Phủ có thể chọn các công cụ kích thích đầu tư vào một số lĩnh vực kém ưu tiên qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập cũng như các nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu và trong thời gian nhất định. Thế nhưng đây cũng là nhiệm vụ khó và mạo hiểm nếu không chủ động dễ gây ra hậu quả xấu. 

Ảnh Hưởng Tiêu Cực

Lạm phát khiến cho các hàng hóa đều tăng giá, đồng tiền bị mất giá khiến đời sống, xã hội khó khăn hơn. Khi lạm phát tăng nhanh, không kiểm soát được thì các hoạt động đầu tư, vay tiền dễ gây ra hậu quả. Cụ thể là lãi suất tăng kiến nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều khiến việc vay nợ tăng lên, sinh ra các khoản nợ quốc gia.

Ngoài ra lạm phát tăng cao khiến đồng tiền quốc gia mất giá hơn ngoại tệ, công nợ nhà nước khi ấy cũng tăng nhiều, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. 

Cách Kiểm Soát Lạm Phát

Hiện nay có thể kiểm soát lạm phát bằng các cách sau đây:

Giảm Lượng Tiền Trong Lưu Thông

Giảm lượng tiền trong lưu thông chú trọng vào 2 vấn đề đó là:

Chính Sách Tiền Tệ

Về chính sách tiền tệ:

  • Dừng việc phát hành tiền trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền trong xã hội.
  • Tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng nhằm kích thích giảm tiền lưu thông, mang vào ngân hàng, tăng giá trị tiền tệ.
  • Giảm sức ép lên giá hàng hóa, dịch vụ.
  • Phát hành trái phiếu.

Chính Sách Tài Khóa

  • Cắt giảm chi tiêu, đầu tư công, hoãn các khoản chưa cần thiết.
  • Cân đối ngân sách nhà nước.
  • Tăng thuế tiêu dùng nhằm giảm nhu cầu chi tiêu trong xã hội.
  • Giảm sức ép lên giá hàng hóa.

Tăng Quỹ Hàng Hóa Cung Cấp Trong Thị Trường Để Cân Đối Với Số Tiền Lưu Thông

Tăng quỹ hàng hóa cung cấp trong thị trường cũng cần đặc biệt lưu ý tới:

Chính Sách Tiền Tệ

Để kiểm soát lạm phát cần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tốt nhất là đưa ra các chính sách ưu đãi, tín dụng, ưu đãi lãi suất cho vay.

Đối Với Chính Sách Tài Khóa

Nhà nước cần chỉ đạo giảm thuế như: thuế nhập khẩu máy móc, nguyên liệu, thuế đầu tư. Từ đó làm giảm chi phí đẩy, tăng năng suất lao động, hạn chế nâng giá sản phẩm ra thị trường.

So Sánh Lạm Phát Và Giảm Phát

Có thể hiểu rõ hơn về lạm phát và giảm phát qua bảng dưới đây:

 

Lạm phát Giảm phát
Khái niệm Lạm phát là do các hàng hóa, dịch vụ bị tăng giá liên tục hoặc tiền tệ bị mất giá trị.   Giảm phát là do mức giá chung của nền kinh tế bị giảm liên tục.
   
Nguyên nhân Do nhu cầu tiêu dùng tăng hoặc thay đổi

Chi phí của các doanh nghiệp tăng. 

 Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhưng phải tăng tiền lương cho người lao động để phù hợp với thị trường.

Do nhu cầu giảm.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Về tình trạng lạm phát có một số câu hỏi thường gặp như sau:

Lạm Phát Ảnh Hưởng Đến Mặt Hàng Nào?

Lạm phát ảnh hưởng đến tất cả các dịch vụ, hàng hóa của cả nền kinh tế chứ không riêng mặt hàng nào.

Chỉ Số Lạm Phát Của Việt Nam Là Bao Nhiêu?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Đồng Tiền Giảm Lạm Phát Có Thật Không?

Đồng tiền có khả năng giảm lạm phát chính là Bitcoin vì nó có nguồn cung cố định và dựa trên cơ chế giảm nguồn cung. 

Mối Liên Hệ Của Lạm Phát Và Thất Nghiệp

Lạm phát với thất nghiệp có quan hệ ngược chiều. Nếu thất nghiệp tăng cao lạm phát sẽ giảm xuống nhưng nếu thất nghiệp giảm thì lạm phát lại tăng.

Kết Luận

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ lạm phát là gì? Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất thì việc vay tiền với lãi suất thấp chính là cách để ngăn ngừa lạm phát xảy ra. Hãy tìm hiểu xem ngân hàng nào cho vay với nhiều ưu đãi để vay vốn khi cần nhé.

Thông tin được biên tập bởi: lamchacancadoitay.vn