Kế toán mua bán ngoại tệ – Dân Kinh Tế

a. Kế toán mua, bán ngoại tệ trực tiếp từ khách hàng

Các ngân hàng thương mại mua, bán ngoại tệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân (ngoài thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) phải tuân theo quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước. Các hình thức mua, bán chủ yếu được áp dụng là hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng có kỳ hạn (Forward) và hợp đồng hoán đổi kép (Swap). Ngoài ra, trong một số trường hợp mua, bán không có hợp đồng bằng văn bản mà chỉ thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán (trường hợp này cũng được coi là hợp đồng trao ngay).

[external_link_head]

– Kế toán mua, bán ngoại tệ hợp đồng trao ngay (Spot).

Hợp đồng giao ngay xác định quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng và khách hàng về việc mua, bán ngoại tệ với thời gian thực hiện không vượt quá 2 ngày kể từ khi ký hợp đồng. Trong hợp đồng cần ghi rõ tên ngân hàng, tên khách hàng mua, bán; số lượng ngoại tệ mua, bán; loại ngoại tệ; tỷ giá mua, bán; ngày thực hiện hợp đồng…

+ Kế toán mua ngoại tệ trao ngay:

Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng, kế toán lập chứng từ để hạch toán ngoại bảng:

Ghi Nhập tài khoản “Cam kết mua ngoại tệ trao ngay” (TK 9231)

Đến thời điểm ngân hàng chính thức mua ngoại tệ của khách hàng. Kế toán lập chứng từ hạch toán:

Ghi Xuất TK “Cam kết Mua ngoại tệ trao ngay” (TK 9231)

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Bút toán 1: Thu ngoại tệ của khách hàng.

Nợ: – TK tiền mặt ngoại tệ (Nếu mua bằng tiền mặt ngoại tệ), hoặc tk tiền gửi ngoại tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản)

Có: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)

Bút toán 2: Chi VND cho người bán theo tỷ giá mua.

Nợ: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ (SH 4712)

Có: – TK tiền mặt tại quỹ (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi nội tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản)

+ Kế toán bán ngoại tệ trao ngay.

[external_link offset=1]

Căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán:

Ghi Nhập: – TK “Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay” (TK 9232)

Khi thực hiện hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán:

Ghi Xuất: – TK “Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay” (TK 9232)

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Bút toán 1: Ngân hàng thu VND từ người mua (theo tỷ giá bán).

Nợ: – TK tiền mặt (nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của

người bán (nếu mua bằng chuyển khoản).

Có: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ (SH 4712)

Bút toán 2: Ngân hàng chi ngoại tệ cho người mua.

Nợ: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)

Có: – TK tiền mặt (nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người bán (nếu bán bằng chuyển khoản)

– Kế toán mua, bán ngoại tệ hợp đồng có kỳ hạn (Forward)

Cũng như mua, bán hợp đồng trao ngay, khi mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn , giữa ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng để xác định số lượng ngoại tệ mua, bán trong kỳ, tỷ giá áp dụng, thời gian thực hiện…

Căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập chứng từ để hạch toán vào các tài khoản ngoại bảng thích hợp:

Nếu là hợp đồng Mua ngoại tệ:

Ghi Nhập: – TK “Cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn” (SH 9233)

Nếu là hợp đồng Bán ngoại tệ:

Ghi Nhập: – TK “Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn” (SH 9234)

Khi hợp đồng được thực hiện, kế toán lập chứng từ để hạch toán xuất các tài khoản ngoại bảng thích hợp, đồng thời hạch toán nội bảng giống hình thức mua, bán trao ngay (Spot).

b. Kế toán mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện quan hệ mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và chỉ đạo nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong việc điều hoà và ổn định tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY… Khi có nhu cầu mua, bán ngoại tệ các ngân hàng thành viên tham gia thị trường chủ động giao dịch với nhau (trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, Fax, mạng tin học…) để ký các hợp đồng mua, bán ngoại tệ theo hình thức trao ngay (Spot) hay có kỳ hạn (Forward)…

– Căn cứ hợp đồng, kế toán lập chứng từ để hạch toán vào các tài khoản ngoại bảng thích hợp như đã trình bày ở phần kế toán hình thức trao ngay và có kỳ hạn.

– Về hạch toán nội bảng: Số tiền thanh toán mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đều thông qua tài khoản tiền gửi nội, ngoại tệ của ngân hàng thành viên tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước .

Tại ngân hàng thành viên mua ngoại tệ :

Lập chứng từ, hạch toán:

Bút toán 1: Chi VND để mua ngoại tệ .

Nợ: – TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ (SH 4712)

Có: – TK Tiền gửi VND tại Ngân hàng Nhà nước .

Bút toán 2: Thu ngoại tệ do mua vào

Nợ: – TK Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước

Có: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)

Tại ngân hàng thành viên bán ngoại tệ .

Lập chứng từ, hạch toán:

Bút toán 1: thu VND do bán ngoại tệ.

[external_link offset=2]

Nợ: – TK Tiền gửi VND tại Ngân hàng Nhà nước .

Có: – TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ (SH 4712)

Bút toán 2: Chi ngoại tệ do bán ra

Nợ: – TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711)

Có: – TK Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước

c. Kế toán mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác

Ngoại tệ từ các nguồn khác là số ngoại tệ mà ngân hàng thương mại có được thông qua các hoạt động huy động vốn ngoại tệ, vay ngoại tệ ở các ngân hàng khác. Số ngoại tệ từ nguồn khác được sử dụng để bù đắp số ngoại tệ đã bán ra.

Hình thức mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác cũng giống hình thức mua bán ngoại tệ kinh doanh (ký hợp đồng giao ngay hoặc hợp đồng kỳ hạn…) nên về phương pháp hạch toán cơ bản giống hạch toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh .

– Kế toán khi bán ngoại tệ thuộc các nguồn khác

Bút toán 1: Thu VND theo tỷ giá bán ngoại tệ .

Nợ: – TK- 1011(Nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người mua (nếu bán bằng chuyển khoản)

Có: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác (SH 4722)

Bút toán 2: chi ngoại tệ cho người mua.

Nợ: – TK ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác (SH 4721)

Có: – TK- 1031 (nếu bán bằng tiền mặt ngoại tệ), hoặc TK tiền gửi ngoại tệ của người mua (nếu bán bằng chuyển khoản)

– Kế toán khi mua ngoại tệ để bù đắp số ngoại tệ đã bán ra thuộc các nguồn khác.

Bút toán 1: Chi VND để mua ngoại tệ theo tỷ giá mua

Nợ: – TK thanh toán mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác (SH 4722).

Có: – TK- 1011 (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của khách hàng bán (nếu mua bằng chuyển khoản)

Bút toán 2: Thu ngoại tệ do mua vào để bù đắp ngoại tệ từ các nguồn khác.

Nợ: – TK- 1031 (Nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của khách hàng bán (nếu mua bằng chuyển khoản)

Có: – TK ngoại tệ bán từ các nguồn khác (SH 4721)



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:

  • hạch toán bán ngoại tệ
  • hạch toán tài khoản 9231
  • chi tiền mặt mua ngoại tệ
  • hach toan ban usd
  • mua ngoại tệ cần chứng từ gì
  • ngân hàng mua ngoại tệ theo phương thức
  • , [external_footer]