Hướng dẫn hoạch toán hoàn ứng, tạm ứng – Học kế toán thực hành

Hướng dẫn hoạch toán hoàn ứng, tạm ứng. Rất nhiều kế toán vẫn còn lúng túng về thủ tục, hồ sơ tạm ứng, hoàn ứng trong công việc của mình. Để làm rõ vấn đề này, các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé

[external_link_head]

Hình ảnh: Hướng dẫn hoạch toán hoàn ứng, tạm ứng

* Thủ tục và chứng từ cần có: Thanh toán đi công tác phí

– Hồ sơ tạm ứng ban đầu:

+ Đề xuất công tác;

+ Dự toán chi cho Đoàn công tác;

+ Quyết định của Giám đốc điều cử đi công tác;

+ Lịch trình công tác;

+ Phiếu báo giá vé phí đi công tác (Máy bay, tàu, xe,….);

+ Giấy mời có liên quan đến chi phí tài chính (Nếu có).

– Đơn vị bộ phận lập kế hoạch công tác: Nơi đi, nơi cần đến, bao nhiêu ngày.

Đề nghị tạm ứng tiền đi công tác: Được Trưởng bộ phận và Ban Giám đốc phê duyệt: ghi đầy đủ, rõ ràng số tiền cần tạm ứng, nội dung cần tạm ứng, ngày hoàn ứng lại cho Công ty… Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

– Sau khi được duyệt: Phòng tài chính kế toán lập phiếu chi tiền (Theo Mẫu số: 02-TT) cho người đề nghị thanh toán, thủ quỹ chi tiền, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ.

– Sau khi đi công tác về thủ tục thanh toán như sau:

[external_link offset=1]

+ Giấy đề nghị thanh toán (Theo mẫu 05-TT);

+ Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt, Ủy nhiệm chi nếu là chuyển khoản;

+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí;

+ Quyết định cử đi công tác: Nơi đi nơi đến, thời gian công tác;

+ Bảng quyết toán công tác phí hoàn thành kèm theo hóa đơn tài chính hợp lệ thanh toán tiền ăn, ở, các chứng từ khác như vé tàu xe, cầu phà, đường,… cước hành lý (Nếu có);

+ Hóa đơn tài chính (Bản gốc + bản copy). Nếu vượt khung cho phép của công tác phí thì căn cứ tình hình thực tế và các chứng từ hợp lý hợp lệ Công ty chi tiền trả lại người đi công tác, nếu thừa so với dự toán công tác phí thì phải hoàn nhập lại quỹ, hoặc trừ vào lương.

Lưu ý: Khi làm thanh toán chi phí đi công tác phải theo quy định của nhà nước và Tổng cục thuế.

  • Chứng từ thanh toán bằng tiếng nước ngoài phải có phiên dịch sang tiếng việt. Căn cứ các chứng từ trên Công ty thanh quyết toán với người được cứ đi công tác.
  • Nếu sử dụng dịch phòng nghỉ khách sạn phải có nhân viên xác nhận đặt phòng, nếu là đi máy bay phải có các chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (Boarding pass) và chứng từ thanh toán của Doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

** Quy trình tạm ứng, thanh toán tiền tạm ứng cá nhân

1. Chi tạm ứng

+ Đề nghị tạm ứng (Theo mẫu);

+ Đề xuất tạm ứng (Bản copy).

Lưu ý: Trên đề nghị tạm ứng phải ghi rõ thời hạn thanh toán

2. Thanh toán tiền tạm ứng

+ Đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (Theo mẫu 04-TT);

+ Đề xuất (Bản gốc);

+ Hóa đơn tài chính (Nếu có) (Bản gốc + Bản copy);

+ Bảng kê chi tiết (Nếu có nhiều khoản thanh toán).

Lưu ý: Cán bộ làm tạm ứng phải hoàn ứng hết khoản tạm ứng này thì mới được tạm ứng tiếp khoản khác. Đề nghị cán bộ làm tạm ứng có trách nhiệm thanh toán tạm ứng theo đúng thời hạn ghi trên Đề nghị tạm ứng. Nếu đến thời hạn thanh toán tạm ứng mà cán bộ làm tạm ứng chưa hoàn ứng, đề nghị có giải trình cụ thể với Phòng kế toán.

Bạn đang xem: “Hướng dẫn hoạch toán hoàn ứng, tạm ứng”

Lưu ý về HĐ GTGT khi làm thanh toán:

– Ghi đủ Ngày, tháng ,năm

– Ghi đầy đủ tên TCT& địa chỉ:

– Tên người mua:

– Mã số thuế:

– Ký ghi rõ họ tên của người mua hàng, người bán hàng trên cả ba liên Hóa đơn (Nếu không phải ghi bán hàng qua điện thoại dưới người mua hàng).

– Người làm thanh toán phải chịu trách nhiệm về hóa đơn GTGT mà mình làm thanh toán (Nguồn gốc của hóa đơn).

– Hóa đơn GTGT từ 0976080346đ trở lên để được khấu trừ thuế phải chuyển khoản thanh toán bằng tài khoản Công ty.

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các khoản thanh toán với số tiền từ 0976080346đ trở lên, đề nghị làm Giấy đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản.

(Tùy trường hợp sẽ có chứng từ phù hợp).

3. Lưu giữ hồ sơ thanh toán tiền tạm ứng

– Sau khi có đầy đủ chữ ký của Lãnh đạo phòng Kế toán và Kiểm toán nội bộ và cán bộ thanh toán tạm ứng, Kế toán thanh toán lưu giữ thành từng tháng và lập một bảng kê các phiếu thanh toán tạm ứng sắp xếp theo thứ tự ngày tháng phát sinh. Sau mỗi quý, lưu vào một file.

*** Định khoản nghiệp vụ:

[external_link offset=2]

1. Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 141 – Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152,. . .

2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

        Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642,. . .

Có TK 141 – Tạm ứng.

3. Các khoản tạm ứng chi (Hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

        Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 141 – Tạm ứng

4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

        Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627,. . .

Có TK 111 – Tiền măt.

Bài viết: “Hướng dẫn hoạch toán hoàn ứng, tạm ứng”

Có thể bạn quan tâm: “Ưu đãi thuế là gì?”

Ưu đãi thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế, theo đó, quy định cụ thế các trường hợp, đối tượng nộp thuế được phép miễn thuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với thông thường (vì một số lý do khách quan bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ hoặc tai nạn bất ngờ, hoặc vì một số lý do nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước…). Có nhiều loại ưu đãi thuế được áp dụng phổ biến trên thế giới, đó là: Miễn thuế vô thời hạn, miễn thuế có thời hạn, giảm thuế có thời hạn, thuế suất ưu đãi, tín dụng thuế đầu tư…[external_footer]