Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

Cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

[external_link_head]

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giấy tờ có giá theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật dân sự khác, vui lòng liên hệ: 0976080346 để được tư vấn – hỗ trợ!

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, các loại tài sản tham gia vào các giao dịch dân sự không chỉ đa dạng mà còn phong phú về hình thức. Trong đó, giấy tờ có giá là một trong những loại tài sản được phép giao dịch trong các giao dịch dân sự hiện đang được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong các giao dịch trong việc huy động vốn trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ. Vậy giấy tờ có giá là gì? Để giải đáp thắc mắc này, trong phạm vi bài viết này, đội ngũ luật sư và chuyên gia luật Dương Gia sẽ đề cập về vấn đề khái niệm giấy tờ có giá và một số nhầm lẫn thường gặp về giấy tờ có giá.

Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung về giấy tờ có giá được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, Công văn 141/TANDTC-KHXX,Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Thông tư 04/2016/TT-NHNN, Thông tư 01/2012/TT-NHNN. Cụ thể:

Thứ nhất, về khái niệm “giấy tờ có giá”.

Giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng trong Bộ luật Dân sự cũng không có quy định cụ thể về khái niệm “giấy tờ có giá”. 

Tuy nhiên, hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN có quy định cụ thể về khái niệm giấy tờ có giá như sau:

Giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá (thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…) với người sở hữu giấy tờ có giá (ví dụ người mua trái phiếu, tín phiếu…) trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này.

Về các loại giấy tờ được xác định là giấy tờ có giá thì căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giải đáp về nghiệp vụ được quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21 tháng 09 năm 2011 có quy định các loại giấy tờ có giá bao gồm:

– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định của Pháp lệnh về ngoại hối.

– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 (trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường).

Xem thêm: Động sản là gì? Bất động sản là gì? Quy định về động sản và bất động sản?

– Tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công trái và công cụ khác theo quy định của pháp luật quản lý về nợ công.

– Các loại chứng khoán theo quy định tại Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi năm 2010, gồm các giấy tờ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, nhóm chứng khoán, chỉ số chứng khoán, Hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại chứng khoán khác.

Qua phân tích ở trên, có thể xác định chỉ có những giấy tờ được ghi nhận tại Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21 tháng 09 năm 2011 mới được xác định là giấy tờ có giá. Các loại giấy tờ khác mà không thuộc các giấy tờ được liệt kê ở trên thì không được xác định là giấy tờ có giá.

Thứ hai, một số vấn đề nhầm lẫn về giấy tờ có giá.

Như đã phân tích, trong quy định của Bộ luật Dân sự – văn bản pháp luật chung áp dụng cho mọi quan hệ dân sự, giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản được sử dụng trong các giao dịch dân sự, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về khái niệm của “giấy tờ có giá”, khiến cho nhiều chủ thể tham gia giao dịch dân sự bối rối trong việc xác định về giấy tờ có giá. Trong khi đó, khái niệm về “giấy tờ có giá” mặc dù được quy định trong Thông tư 04/2016/TT-NHNN, Thông tư 01/2012/TT-NHNN, nhưng đây lại là những văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, không phải tất cả mọi người ai cũng biết đến, quan tâm đến, tiếp cận và hiểu rõ các văn bản trong lĩnh vực này. Điều này, dẫn đến việc nhiều người hiểu nhầm về khái niệm “giấy tờ có giá” cũng như nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá trong giao dịch dân sự.

Bởi xuất phát từ cách hiểu “nôm na”, theo định nghĩa cơ bản trong Tiếng Việt, nhiều người vẫn quan niệm và hiểu đơn giản “giấy tờ có giá” là giấy tờ mà có giá trị, mang trị giá được bằng tiền, hay lượng tiền nhất định. Đồng thời theo quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2015, “giấy tờ có giá” là tài sản, có thể mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố…tham gia các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này, dẫn đến nhiều người nhầm lẫn khi xác định các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch. Đây là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến. 

Tuy nhiên, các giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… vốn không phải là chứng từ, bằng chứng ghi nhận nghĩa vụ trả nợ, mà nó chỉ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền của chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu quyền sử dụng nên hoàn toàn không được xác định là giấy tờ có giá theo khái niệm được quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, nó cũng không được liệt kê vào danh sách các loại giấy tờ có giá được ghi nhận ở Công văn 141/TANDTC-KHXX được trích dẫn ở trên. Những giấy tờ này là những giấy tờ có giá trị, nhưng không phải là “giấy tờ có giá”, mà là giấy tờ chứa đựng quyền của chủ sở hữu tài sản. Cụ thể:

[external_link offset=1]

Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 0976080346

Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 được xác định là chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu về tài sản gắn liền với đất hợp pháp của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Nhìn chung, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của chủ sử dụng đất hợp pháp. Bản thân Giấy tờ này không phải là một loại giấy tờ có giá, cũng không được xác định là một tài sản, nhưng lại có ý nghĩa mang tính chất là hình thức ghi nhận quyền tài sản – quyền sử dụng đất, một tài sản vô hình, gắn liền với một mảnh đất hữu hình.

Cũng tương tự như vậy, Giấy đăng ký xe là giấy tờ pháp lý xác nhận thông tin của chủ sở hữu chiếc xe, không được xác định là tài sản bởi tài sản ở đây là chiếc xe có đầy đủ thông tin được ghi nhận trên Giấy đăng ký xe đã được cấp.

Đồng thời, vì không được xác định là giấy tờ có giá, là tài sản nên khi có hành vi chiếm giữ trái phép, hoặc chiếm đoạt các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu các loại giấy tờ này cũng không thể khởi kiện theo hướng kiện đòi tài sản được, mà chỉ có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ cơ quan công an) buộc người chiếm giữ trái phép trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Ví dụ: Anh A là chủ sử dụng đất hợp pháp của mảnh đất rộng 80 m2, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với mảnh đất này. Tuy nhiên, ngày 02/03/2016, lấy lý do là cần mượn “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này” của anh A để kê khai, đối chiếu với “Sổ đỏ” của mình, anh C – một người họ hàng của anh A đã đến mượn “Sổ đỏ” của anh A nhưng sau khi mượn được, anh C đã cố tình không trả lại giấy tờ này cho anh A, mà đem đi cầm cố tại một “tổ chức tín dụng đen”. Sau đó, anh A phát hiện ra sự việc này. Trường hợp này vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 80 m2 của anh A không phải là giấy tờ có giá, không phải là tài sản nên anh A không thể khởi kiện đòi anh C trả lại tài sản được, nhưng có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch cầm cố giữa anh C và “tổ chức tín dụng đen” là vô hiệu. Đồng thời anh A có thể yêu cầu cơ quan công an can thiệp để yêu cầu anh C trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình.

Trong khi đó, nếu một người đang sở hữu trái phiếu công ty mà khi đến thời hạn theo quy định của trái phiếu mà công ty phát hành trái phiếu vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu vẫn có quyền yêu cầu thanh toán nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể xác định, không phải bất cứ loại giấy tờ nào cũng được xác định là giấy tờ có giá, cũng được xác định là tài sản tham gia trong giao dịch dân sự. Việc xác định rõ khái niệm “giấy tờ có giá”, và các loại giấy tờ được xác định là giấy tờ có giá mang ý nghĩa quan trọng khi xác định đối tượng tài sản trong giao dịch dân sự, đảm bảo các chủ thể có thể hiểu rõ bản chất của giao dịch, từ đó có phương án đảm bảo quyền lợi của mình. Đồng thời, qua việc xác định giấy tờ có giá cũng để tránh việc nhầm lẫn đối với các giấy tờ pháp lý khác mang tính chất ghi nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.

1. Cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là giấy tờ có giá

Điều 82 Luật thi hành án dân sự năm 2008quy định về việc cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là giấy tờ có giá bằng hình thức thu giữ giấy tờ có giá

Xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản không?

“1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.

2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.

2. Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá

Chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ hợp đồng theo đó tổ chức tín dụng mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.

Mua bán giấy tờ có giá là việc thực hiện một quan hệ hợp đồng với bên mua và bên bán.

Sự khác biệt giữa chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá

1. Chủ thể

Chiết khấu giấy tờ có giá: tổ chức tín dụng chiết khấu là mua lại.

Xem thêm: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình theo pháp luật Việt Nam

– Mua bán giấy tờ có giá: Tổ chức có thẩm quyền xem xét mua bán.

2 .Bản chất

– Chiết khấu giấy tờ có giá: cấp tín dụng

– Mua bán giấy tờ có giá: quan hệ mua bán dân sự thông thường.

3 .Thời hạn

– Chiết khấu giấy tờ có giá: phải thể hiện rõ trong hợp đồng

– Quan hệ mua bán dân sự thông thường: tại thời điểm chuyển giao, mọi thứ chấm dứt.

4. Mục đích sử dụng

Xem thêm: Phân loại các loại tài sản theo quy định của pháp luật

– Chiết khấu giấy tờ có giá: sẽ quan tâm về sử dụng tiền bán như thế nào

– Mua bán giấy tờ có giá: không quan tâm về sử dụng tiền bán như thế nào

5. Giá mua

– Chiết khấu giấy tờ có giá: tính theo công thức luôn thấp hơn giá trị của giấy tờ có giá.

– Mua bán giấy tờ có giá: phụ thuộc vào thỏa thuận và nhu cầu của thị trường.

6. Hình thức

[external_link offset=2]

– Chiết khấu giấy tờ có giá: thể hiện thông qua hợp đồng chiết khấu bằng văn bản.

– Mua bán giấy tờ có giá: Phụ thuộc vào thỏa thuận có thể hợp đồng bằng văn bản, bằng lời nói hoặc có thể bằng hành vi.

7. Quyền của các bên

– Chiết khấu giấy tờ có giá: bên mua lại có quyền truy đổi, có quyền yêu cầu mua lại.

– Mua bán giấy tờ có giá: các nên không có quyền đổi hay mua lại.

3. Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá

Theo quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VSD ngày 13 tháng 3 năm 2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã quy định về quy trình ký gửi chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì vấn đề về chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá được xác định như sau:

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện chuyển khoản chứng khoán từ tài khoản của khách hàng, tài khoản của chính thành viên lưu ký mở tại thành viên lưu ký/ tài khoản của tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sang tài khoản của khách hàng/ thành viên lưu ký /tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại Ngân hàng Nhà nước và ngược lại để phục vụ giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ.

Trường hợp chuyển khoản chứng khoán từ thành viên lưu ký /tổ chức mở tài khoản trực tiếp sang Ngân hàng Nhà nước, thành viên lưu ký /tổ chức mở tài khoản trực tiếp bên chuyển khoản nộp hồ sơ cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

– Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 28/LK của Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán) (03 liên).

– Văn bản đề nghị chuyển khoản chứng khoán của nhà đầu tư (đối với trường hợp chuyển khoản cho khách hàng của thành viên lưu ký).

Trường hợp chuyển khoản chứng khoán từ Ngân hàng Nhà nước sang thành viên lưu ký /tổ chức mở tài khoản trực tiếp, Ngân hàng Nhà nước gửi cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 28/LK của Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán) (02 liên).

Việc chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá giữa Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước được thực hiện dưới dạng chứng từ điện tử. Hiệu lực chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá được xác định tại ngày Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác nhận giao dịch trên hệ thống.

Thời gian Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam xử lý hồ sơ chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; hồ sơ chuyển khoản bản gốc được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chuyển cho Ngân hàng nhà nước trong vòng 01 ngày làm việc sau ngày hiệu lực chuyển khoản.

4. Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

Tóm tắt câu hỏi:

Anh A mua 5 tờ vé số, sau đó cho anh B. Trong 5 tờ đó có 2 tờ trúng giải đặc biệt. Anh A có ý định đòi lại 2 tờ vé số có giải này. Tuy nhiên khi đòi thì anh B không trả và cho rằng anh A đã cho mình rồi. Vậy trong trường hợp này anh A có quyền kiện đòi lại không? Tờ vé số có phải là giấy tờ có giá không?

Luật sư tư vấn:

Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Như vậy, khi anh A tặng cho anh B năm tờ vé số thì tại thời điểm anh B nhận năm tờ vé số từ anh A, anh A đã chuyển quyền sở hữu của mình sang cho anh B và chấm quyền sở hữu của mình đối với năm tờ vé số đó. Đồng nghĩa, anh A không có quyền lấy lại trừ trường hợp hai bên đã có thỏa thuận khác.

Luật sư tư vấn vé số có phải là giấy tờ có giá không: 0976080346

Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Ngoài ra, Công văn 141/TANDTC-KHXX hướng dẫn thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gửi tới tòa án nhân dân các cấp xác định giấy tờ có giá bao gồm:

– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác (Điều 1 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005);

– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu (điểm c khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005);

– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ (điểm 16 Điều 3 Luật quản lý nợ công năm 2009);

– Các loại chứng khoán (khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

– Trái phiếu doanh nghiệp (Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”)

Do đó, tờ vé số không phải là giấy tờ có giá nên không thể kiện đòi để lấy lại. [external_footer]