GAP – khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?

Trong phân tích kỹ thuật, khoảng trống giá là trường hợp đặc biệt thu hút nhiều sự quan tâm của người đầu tư giao dịch. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được cách thức và lý do tại sao các khoảng trống giá này xuất hiện và cách giao dịch có thể sử dụng để mang lại lợi nhuận.

I. Định nghĩa về Gap – Khoảng trống giá

Gap – khoảng trống giá là một vùng trên biểu đồ giá ở đó giá chứng khoán, hiện tượng xảy ra sau khi mở cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu không nối tiếp bước giá của ngày hôm trước mà vọt nhảy (lên hoặc xuống) nhiều bước tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị giá.

Gap tạo ra khi nhảy vọt lên gọi là Gap up, gap tạo ra khi nhảy vọt xuống gọi là Gap down.

[external_link_head]

GAP - khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?
Hình minh họa về GAP trong chứng khoán. Nguồn: Investopedia.com

II. Đặc điểm và ví dụ về gap

Khoảng trống giá thường xảy ra khi có thông tin hay sự kiện mới gây ra một lượng người mua hoặc lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán. Kết quả là giá mở cửa phiên giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn giá đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước.

Mỗi loại khoảng trống giá nó sẽ chỉ ra sự bắt đầu của một xu hướng mới hoặc sự đảo chiều của xu hướng trước đó. 

Ví dụ: Cổ phiếu của Amazon (AMZN) tăng lên cao hơn vào ngày 27 tháng 10 năm 2017, tăng mạnh so với những ngày trước đó sau nhiều tháng cổ phiếu hợp nhất.

GAP - khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?
Hình minh họa về Breakaway Gap. Nguồn: Investopedia.com

Lợi nhuận cổ phiếu đi kèm với sự gia tăng lớn về khối lượng giao dịch xác nhận của một khoảng trống phá vỡ (Breakaway gap). Đây là sự khởi đầu của một xu hướng mới cao hơn của giá cổ phiếu Amazon, giá tiếp tục tăng từ 985$ lên 2.050$ vào tháng 9 năm 2018.  

[external_link offset=1]

Ví dụ tiếp theo, biểu đồ giá Google (GOOGL) cho thấy khoảng trống giá tiếp diễn (runaway gap). Cổ phiếu Google đang tăng trong tháng 4 năm 2017 sau đó xuất hiện khoảng trống giá đẩy giá, tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

GAP - khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?
Hình minh họa về Runaway Gap. Nguồn: Investopedia.com

III. Các dạng khoảng trống giá

1. Gap tạo xu hướng

Là một dạng biến động bắt đầu bằng xu hướng mới, hay cụ thể hơn là giá vọt tăng hoặc vọt giảm nhiều bước giá ở ngay đầu phiên giao dịch, sau đó kéo dài sang nhiều phiên giao dịch kế tiếp.

Đây được xem là gap mang lại lợi nhuận cao nhất trong các dạng gap

2. Gap theo xu hướng

Đây là dạng gap theo hướng giá đã tạo trước đó. Thường thì gap xuất hiện trong một xu hướng mạnh với rất ít nhịp điều chỉnh.

 Gap theo xu hướng mang lại lợi nhuận kỳ vọng ít hơn so với gap tạo xu hướng. Nhưng nó vẫn là một dạng gap có thể giúp nhà đầu tư theo xu hướng có được lợi nhuận.

3. Gap gãy xu hướng

Gap gãy xu hướng là một dạng gap được tạo ra khi một xu hướng kết thúc. Trong hầu hết các trường hợp giá xu hướng tăng, giá sẽ cố rướn thêm một hai nhịp cao hơn hẳn trước khi kết thúc. 

Do vậy, trường hợp lúc gap gãy xu hướng xuất hiện, các nhà đầu tư nên theo sát phản ứng của thị trường và đưa ra được những nhận định hợp lý.

Thông thường, gap gãy xu hướng sẽ cho nhà đầu tư tín hiệu để thoát khỏi vị thế đang có trên thị trường nhưng cũng không có nghĩa là nó sẽ bắt đầu một xu hướng mới.

4. Một số dạng gap khác

Một số công cụ tài chính có tính thanh khoản thấp, hoặc xem dưới cung đồ thị quá thấp (1 phút, 3 phút) thì gap cũng thường xảy ra.

[external_link offset=2]

GAP - khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?
Các dạng Gap thường gặp trên thị trường

IV. Có nên đuổi theo GAP khi xuất hiện ở phiên đầu tiên

Gap đầu phiên là dạng gap thường xuất hiện ngay khi thị trường mở cửa, nó tạo ra khoảng trống giá so với phiên giao dịch trước đó. Đây thường là cơ hội để nhà đầu tư giao dịch tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng canh vào các nhịp giá tạo khoảng trống trên đồ thị để giao dịch và kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, trước khi theo đuổi gap nhà đầu tư cần xác định đây là gap tạo xu hướng hay gap theo xu hướng. Thường thì gap tạo xu hướng có mức độ rủi ro cao hơn so với gap theo xu hướng. Lý do là vì nhà đầu tư đã có xu hướng khá mạnh khẳng định trước đó. Với tính chất xu hướng mạnh, các nhịp điều chỉnh để có cơ hội điều chỉnh giá tương đối thấp. Lúc này nhà đầu tư nên theo đuổi gáp. Các trường hợp còn lại, đòi hỏi nhà đầu tư cần quan sát diễn biến kỹ hơn để xác định gap trước khi quyết định tham gia giao dịch.

V. Hạn chế của gap

Mặc dù gap khá dễ để phát hiện nhưng vẫn có những hạn chế nhất đinh. Chủ yếu là khả năng xác định các loại khoảng trống giá khác nhau đang xảy ra. 

Nếu một khoảng trống giá bị hiểu sai, đó có thể là một sai lầm tai hại khiến nhà giao dịch bỏ lỡ cơ hội mua hoặc bán chứng khoán để thu lại lợi nhuận, gây ảnh hưởng nặng nề đến khoản lợi nhuận và khoản thua lỗ của họ.

Bài viết sử dụng thông tin từ Vietnambiz, Investopedia.com và Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM

Hoài Xuân

[external_footer]