Free-Float Là Gì? Tỉ Lệ Cổ Phiếu Tự Do Chuyển Nhượng Là Gì

Như bạn đã biết, cổ phiếu được giao dịch trên thị trường là đại diện cho giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi mã cổ phiếu thì sẽ có một tỷ lệ Free Float khác nhau. Tuy tỷ lệ này Free Float chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Nhà đầu tư lướt sóng, Free Float đầu cơ ngắn hạn chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin về Free Float. Dành ra 5 phút để tìm hiểu Free Float ngay bây giờ.

1. Free Float là gì?

Định nghĩa

Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Đây là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do được phép chuyển nhượng so với tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty đó.

[external_link_head]

Free-Float Là Gì? Tỉ Lệ Cổ Phiếu Tự Do Chuyển Nhượng Là Gì

Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

Công thức xác định tỷ lệ Free Float

F = (khối lượng cổ phiếu lưu hành – khối lượng cổ phiếu trông tự do chuyển nhượng)/Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó: F là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng – Free Float.

Xem thêm: Đăng ký giao dịch tiền điện tử (cryptocurrency) – Đăng ký tài khoản sàn Binance

2. Lưu ý khi làm tròn tỷ lệ Free Float khi tính toán

Free Float của các cổ phiếu thành phần thì cứ 6 tháng sẽ được xem xét và thay đổi 1 lần. Bên cạnh đó, khi cổ phiếu có biến động, thông tin khác có thể làm cho tỷ lệ Free Float thay đổi từ 5% sẽ được cập nhật ở trong kỳ. Hệ số chia (BMV) sẽ được điều chỉnh khi điều chỉnh tỷ lệ Free Float đảm bảo tính liên tục của các chỉ số.

Bên cạnh đó, đôi khi ở trong kỳ mà từng cổ phiếu có sự thay đổi Free Float có thể dẫn tới tình trạng “lắt nhắt”, dễ bị nhiễu nên sản sinh ra nguyên tắc làm tròn tỷ lệ Free Float. Theo đó, những tỷ lệ Free Float nếu nhỏ hơn hoặc bằng A% thì sẽ làm tròn bằng A (A ở đây là bội của 5). Ví dụ cụ thể như: nếu tỷ lệ Free Float là 4% thì sẽ được tính là 5%, tỷ lệ Free Float là 9% thì sẽ được tính là 10%.

Dưới đây khoảng giới hạn tỷ lệ Free Float làm tròn:  

[external_link offset=1]

3. Các trường hợp cổ phiếu không được tự do nhượng quyền

Cổ phiếu sẽ không được tự do chuyển nhượng khi ở trong các trường hợp như sau:

Free-Float Là Gì? Tỉ Lệ Cổ Phiếu Tự Do Chuyển Nhượng Là Gì

Các loại cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng

+ Cổ phiếu của công ty ở trong thời gian hạn chế chuyển nhượng đã được quy định bởi luật như:

          Cổ đông sáng lập

          Phát hành riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư

          Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ công nhân viên

          Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của các doanh nghiệp FDI khi chuyển sang công ty cổ phần

          Các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng khác theo quy định,…

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nội bộ và người có liên quan.

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược.

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nhà nước.

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông lớn, trừ các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm (ngoại trừ các công ty đầu tư có mục tiêu chiến lược), quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư tự kinh doanh, ETFs.

+ Cổ phiếu của các cổ đông lớn vẫn có thể bị hạn chế chuyển nhượng cho đến khi tỷ lệ nắm giữ dưới 4%.

+ Trường hợp cổ phiếu sở hữu chéo trực tiếp giữa các công ty thuộc chỉ số.

Với các quỹ có tỷ lệ Free Float nhỏ hơn 5% thì nhà đầu tư nên kiểm tra liệu quỹ có ở trong một nhóm quỹ khác. Ví dụ như Dragon capital là một quỹ lướt, có nhiều quỹ con như: Amersham Industries Limited, VietNam Enterprise investments Limited, Norges Bank, Wareham Group Limited… thường xuyên lướt sóng cổ phiếu. Trong trường hợp tổng các quỹ con trên 5% thì khóa lại.

Từ đây, nhà đầu tư có một công thức tính:

Cổ phiếu Free Float = Tổng số cổ phiếu – Cổ phiếu đã khóa.

[external_link offset=2]

4. Liên hệ giữa Free Float và tỷ lệ Market Maker

Tỷ lệ Market Maker hay được gọi là tỷ lệ làm giá có mối liên hệ với Free Float như công thức dưới đây:

Tỷ lệ Market Maker = Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên/ Cổ phiếu Free Float

Nếu tỷ lệ Market Maker từ 1% trở lên thì có thể xác định loại cổ phiếu này có mức làm giá mạnh.

Free-Float Là Gì? Tỉ Lệ Cổ Phiếu Tự Do Chuyển Nhượng Là Gì

Tỷ lệ Market Maker

Trong các trường hợp thông thường, cổ phiếu có tỷ lệ Free Float/tổng số cổ phiếu lưu hành cao thì có thể xét loại cổ phiếu này khó làm giá hơn. Những trường hợp cổ phiếu có tỷ lệ Free Float cao như HPG thì rất khó bị làm giá. Lý do là bởi lượng cổ phiếu bên ngoài nhiều, đội lái cần rất tốn tiền và cổ phiếu để giúp cân bằng cung cầu theo một mức giá mục tiêu.

Theo các chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư nên lựa chọn các loại cổ phiếu tiềm năng, có lượng Free Float thấp. Cùng với đó là tỷ lệ Market Maker ở trong khoảng 2 – 3% là phù hợp. Hy vọng những thông tin chia sẻ về 5 thông tin hữu ích về Free Float trên đây.

Đầu tư chứng khoán không phải là chuyện đơn giản bởi nếu giản đơn thì chắc hẳn đã nhiều người sớm giàu to. Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tập tành bước chân vào thế giới chứng khoán đó là thật kiên nhẫn!

Từ khóa:

chỉ số free float là gì

tỷ lệ free float bao nhiều là tốt

cổ phiếu free float là gì

xem tỷ lệ free float ở đâu [external_footer]