Định phí (Fixed cost) là gì? Các loại định phí của doanh nghiệp

Cùng Vnbiz tìm hiểu khái niệm định phí là gì  trong bài viết này nhé

Định phí là gì?

Định phí (chi phí cố định – Fixed cost, ký hiệu: FC) là những khoản chi phí kinh doanh vẫn giữ nguyên khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở (sản phẩm, dịch vụ) thì định phí thay đổi tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở giảm và ngược lại.

[external_link_head]

Trong các doanh nghiệp, định phí nói chung thường là những khoản chi phí đầu tư cho cơ sở cấu trúc hạ tầng của để tạo năng lực sản xuất kinh doanh như: khấu hao TSCD, chi phí thuê tài sản, tiền lương, cán bộ quản lý, chi phí đào tạo, nghiên cứu, thiết bị máy móc, các khoản bảo hiểm chống cháy, chống trộm…

Ví dụ về định phí:

[external_link offset=1]

Một doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất với chi phí là 15 triệu/ tháng. Năng suất tăng hay giảm thì doanh nghiệp vẫn không thể trả thấp hơn 15 triệu. Tuy nhiên khi sản xuất tăng lên, tính theo chi phí sản xuất cho từng sản phẩm thì chi phí thuê này lại thấp hơn và ngược lại.

Định phí cho một sản phẩm là tỉ lệ giữa tổng định phí và mức độ hoạt động: f=F/q

Các loại định phí

Trong kế toán quản trị, định phí được chia ra làm hai loại gồm định phí bắt buộc và định phí tùy ý.

Định phí bắt buộc

Định phí bắt buộc là loại chi phí không thể biến mất cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp có xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động. Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài và rất khó thay đổi. Chính vì vậy khi ra quyết định chi cho loại định phí này, chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.

Định phí bắt buộc có thể là chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhân công, quản lý phân xưởng. Khi một bộ phẫn trong tổ chức không hoạt động nữa thì định phí vẫn phát sinh, chúng không thể nhanh chóng bị cắt giảm trong một thời gian ngắn.

Với những đặc điểm vừa nêu, người quản lý và chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định triển khai dự án cần phải hướng việc kiểm soát định phí bắt buộc phù hợp với mục tiêu lâu dài. Bên cạnh đó cũng phải khai thác tối đa công suất mà chúng mang lại. Ngoài ra, tính trách nhiệm đối với loại chi phí này chịu sự chi phối bởi các quyết định từ các nhà quản lý qua các nhiệm kỳ.

[external_link offset=2]

Định phí tùy ý

Định phí tùy ý là loại chi phí cố định có thể được thay đổi nhanh chóng thông qua các quyết định của ban lãnh đạo như chí phí marketing, quảng cáo, đào tạo nhân viên… Quyết định cho định phí tùy ý có thể được đưa ra hàng năm và có thể nhanh chóng thay đổi, cắt giảm trong các trường hợp cần thiết. 

Định phí túy ý có tính chất ngắn hạn, liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn. Mỗi năm, nhà quản trị doanh nghiệp phải xem xét để điều chỉnh mức độ chi phí này sao cho phù hợp với tình hình công ty. Có thể điều chỉnh tăng, giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn định phí tùy ý này.

Bên cạnh đó, định phí tùy ý gắn liến với sự tồn tại phát triển của các bộ phận trong tổ chức. Do đó, nếu một bộ phận trong tổ chức không còn tồn tại nữa thì định phí này cũng sẽ mất đi.

Ví dụ: Chi phí dành ra hàng năm cho việc quảng cáo, truyền thông hàng năm là 100 triệu. Tuy nhiên đến khi tên tuổi doanh nghiệp đã ổn định trên thị trường thì có quyết định giảm chi phí này để đầu tư cho khâu chăm sóc khách hàng.  [external_footer]