Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam – Saigon Academy

Download bài tập trắc nghiệm tỷ giá hối đoái

Xem thêm: Học xuất nhập khẩu Saigon Academy

[external_link_head]

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là ngân hàng trung ương thông qua một chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì 1 mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.

Tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng. Các quốc gia chính vì thế luôn sử dụng tỷ giá như là một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.

Theo đó, khi nhắc đến mục tiêu của chính sách tỷ giá, người ta thường hiểu đó là mục tiêu điều chỉnh cán cân vãng lai, cụ thể là mục tiêu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của mỗi quốc gia.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.

Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

[external_link offset=1]

NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, có thể mua hoặc bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ. Trong đó, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một phạm vi nhất định.

NHTW không cam kết duy trì cố định tỷ giá hay một biên độ giao động hẹp xung quanh tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem là chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định.

NHTW tích cực và chủ động can thiệp lên tỷ giá.

Chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó, NHTW công bố cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước.

Đặc điểm: Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2% – 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra một đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Để làm được điều đó, NHTW buộc phải có sẵn nguồn dựng trữ ngoại hối đủ lớn.

Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam

Từ năm 2000 đến nay đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường ngoại hối Việt Nam khi NHNN thay đổi hoàn toàn cơ chế xác định tỷ giá, từ xác định tỷ giá một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang cơ chế xác đinh tỷ giá khách quan hơn trên cơ sở cung cầu của thị trường, cơ chế thả nổi có quản lý.

Để điều chỉnh tỷ giá, NHNN có thể điều chỉnh cung cầu bằng cách mua vào hoặc bán ra ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, giảm bớt tâm lý hoang mang như mỗi lần điều chỉnh giá trước đây. Cơ chế quản lý này mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới.

Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2%. Đây cũng là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VNĐ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

[external_link offset=2]

Tại Việt Nam, tỷ giá phụ thuộc vào điều kiện kinh tế bên ngoài, cán cân thương mại và chính sách điều hành của NHNN. Chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước là cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt. Tức là áp dụng mức tỷ giá cố định và điều chỉnh theo biên độ ± 2%.

Để áp dụng cơ chế này, ngân hàng nhà nước sử dụng các công cụ sau:

  1. Lãi suất VND và USD. Công cụ này tác động trực tiếp đến sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Lãi suất USD hiện nay là 0%/năm, tức là người dân khi gửi USD vào ngân hàng sẽ không thu được lãi. Để có lãi, người dân phải chuyển USD sang VND và gửi tiết kiệm bằng VND để được hưởng lãi suất 7-8%/năm hiện nay.

NHNN Việt Nam đã có động thái điều hành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, NHTM đẩy mặt bằng lãi suất VND tại các kỳ hạn tăng lên quanh mốc 4% nhằm duy trì mức hấp dẫn đối với các tài sản ghi bằng nội tệ so với tài sản bằng ngoại tệ, qua đó giảm tâm lý đầu cơ nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ.

  1. Dự trữ ngoại hối. với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường.

NHNN đã can thiệp trực tiếp thông qua việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cân xứng kịp thời lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối, qua đó giảm áp lực tới tỷ giá hối đoái. Theo tính toán, dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý III/2018 là khoảng 60 tỷ USD. Như vậy, trong giai đoạn tỷ giá căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN đã cung một lượng ngoại tệ tương ứng khoảng 3 – 4 tỷ USD ra thị trường ngoại hối nhằm bình ổn thị trường.

  1. Lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ giá sẽ có xu hướng tăng.

Lạm phát kỳ vọng: NHNN tiếp tục phát đi thông điệp về điều hành chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, kinh tế vĩ mô. Biện pháp này góp phần làm gia tăng niềm tin của công chúng vào hoạt động điều hành của NHNN và giá trị nội tệ, qua đó góp phần ổn định thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

  1. Cán cân thương mại. Tăng xuất khẩu để ổn định tỷ giá.

với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nguy khốn.

Có thể thấy, điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỷ giá của NHNN so với trước, đó là NHNN đã sử dụng các công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của NHNN Việt Nam. Công cụ lãi suất đang phát huy hiệu lực trong điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam. Sự điều chỉnh có định hướng khá linh hoạt của NHNN đối với công cụ lãi suất cũng đã góp phần điều chỉnh hành vi, tâm lý của các thành viên trên thị trường, qua đó ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. [external_footer]