Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Quy định pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá? Bao thanh toán là gì? Quy định pháp luật về bao thanh toán?

Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chiết khấu giấy tờ có giá? Bao thanh toán là gì? Luật Minh Khuê nghiên cứu và cung cấp tới bạn đọc phân tích quy định pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán trong bài viết dưới đây:

Chào luật sư. Tôi tên là Tiến Dũng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nam. Tôi có tìm hiểu quy định hoạt động ngân hàng. Trong đó tôi có bắt gặp các thuật ngữ về “chiết khấu giấy tờ có giá” và “bao thanh toán”. Mong luật sư phân tích giúp tôi quy định pháp luật về hai nội dung trên. Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

[external_link_head]

Cơ sở pháp lý

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017

– Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16 tháng 2 năm 2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

– Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016

– Thông tư số 21/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016

1. Giấy tờ có giá là gì?

Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN quy định:

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

2. Chiết khấu giấy tờ có giá là gì?

Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN giải thích: Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).

Khoản 19 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 giải thích: Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (gọi chung là giấy tờ có giá) của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

Mua có kỳ hạn giấy tò có giá là việc tổ chức tín dụng mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.

Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá là việc tổ chức tín dụng mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đốì vối số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá. (Khoản 1,2 Điều 10 Thông tư số 04/2013/ TT-NHNN)

[external_link offset=1]

3. Phân tích quy định pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá

Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 cũng quy định: “hối phiếu đòi nợ có thể được chiết khấu hoặc tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các giấy tờ có giá đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tò có giá1. Như vậy, tổ chức tín dụng vi mô và các quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện hoạt động chiết khấu.

Tổ chức tín dụng được chiết khấu công cụ chuyển nhượng như sau: (Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 6 khoản 1 Điều 7 Thông tư số 04/2013/TT- NHNN)

– Thứ nhất, công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai, công cụ chuyển nhượng được chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:

  • Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước phát hành hoặc tập quán thương mại quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam;
  • Thuộc quyền thụ hưỗng hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
  • Trên công cụ chuyển nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển nhượng”, “Cấm chuyển nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự;
  • Chưa đến hạn thanh toán;
  • Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.

Tổ chức tín dụng được chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác như sau: (Khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 04/2013/TT- NHNN)

– Thứ nhất, các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:

  • Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
  • Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
  • Trái phiếu Chính quyền địa phương;
  • Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành;
  •  Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Thứ hai, giấy tờ có giá khác được chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:

  • Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; không có tranh chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
  • Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của pháp luật;
  • Chưa đến hạn thanh toán;
  • Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.

Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thòi hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá; đối với giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01 năm. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian kể từ ngày giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số’ tiền ghi trên giấy tờ có giá đó1.

Khách phải có một số trách nhiệm trong việc chiết khấu giấy tờ có giá như sau: (Khoản 2 Điều 3 và khoản 2 và 5 Điều 5 về Thông tư số 04/2013/TT-NHNN):

– Thứ nhất, sử dụng tiền chiết khấu để thanh toán các giao dịch mà pháp luật không cấm;

– Thứ hai, bảo đảm khả năng tài chính để mua lại giấy tờ có giá hoặc thanh toán đầy đủ số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu;

– Thứ ba, cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá ngay khi hết thời hạn chiết khấu đôì với trường hợp chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán.

4. Bao thanh toán là gì?

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.”

Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú. (khoản 11 Điều 3 Thông tư số 02/2017/TT-NHNN)

Bao thanh toán quốc tế là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, trong đó một bên là người cư trú, một bên là người không cư trú. (Khoản 12 Điều 3 Thông tư số 02/2017/TT-NHNN)

5. Phân tích quy định pháp luật về bao thanh toán

Bao thanh toán có một sô đặc điểm như sau:

– Thứ nhất, đơn vị bao thanh toán là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động bao thanh toán. Như vậy các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác không được hoạt động bao thanh toán;

– Thứ hai, khách hàng bao thanh toán là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, bao gồm:

[external_link offset=2]

  • Bên bán hàng trong bao thanh toán bên bán hàng. Bên bán hàng (bao gồm cả bên xuất khẩu) là bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và có quyền lợi hợp pháp đối với các khoản phải thu theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Bên mua hàng trong bao thanh toán bên mua hàng. Bên mua hàng (bao gồm cả bên nhập khẩu) là bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ và có khoản phải trả theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán đối với khoản phải thu, khoản phải trả sau đây: (Điều 6 Thông tư số 02/2017/TT-NHNN)

– Thứ nhất, phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm;

– Thứ hai, phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán;

– Thứ ba, phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng;

– Thứ tư, phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong ỉĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;

– Thứ năm, đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nợ khác;

– Thứ sáu, đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

– Thứ bảy, đang có tranh chấp.

Yêu cầu thực hiện bao thanh toán được quy định như sau: (Điều 10 Thông tư số 02/2017/ TT-NHNN)

– Thứ nhất, đơn vị bao thanh toán thỏa thuận với khách hàng về số tiền ứng trưốc nhưng không được vượt quá giá trị của khoản phải thu, khoản phải trả và chỉ được ứng trưốc tiền sau khi nhận được đầy đủ tài liệu sau đây:

  • Bản gốc hợp đồng, chứng từ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc
  • Bản sao hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bản sao hoặc bảng kê chứng từ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong trưòng hợp đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán về biện pháp bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ của bản sao hoặc bảng kê so với bản gốc.

– Thứ hai, đơn vị bao thanh toán chỉ được bao thanh toán bằng ngoại tệ trong phạm vi hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hốỉ trên thị trưòng trong nước, trên thị trường quốc tế tại Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

– Thứ ba, đối với bao thanh toán bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán thực hiện yêu cầu sau đây:

  • Thỏa thuận với bên bán hàng về việc gửi văn bản thông báo bao thanh toán cho bên mua hàng và bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có), trừ trường hợp bên bán hàng, bên mua hàng, bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có) có thỏa thuận không cần thông báo. Ván bản thông báo tôì thiểu bao gồm nội dung chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối vối khoản phải thu giữa bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán và đề nghị bên mua hàng và bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có) xem xét, cam kết bằng văn bản đối với việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán;
  • Trường hợp bên mua hàng và bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có) không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này, đơn vị bao thanh toán chỉ được thực hiện bao thanh toán đốì với khách hàng trong trường hợp đơn vị bao thanh toán và khách hàng thỏa thuận bằng ván bản về biện pháp để đơn vị bao thanh toán kiểm soát được các khoản thanh toán của bên mua hàng hoặc bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có) cho bên bán hàng.

– Thứ tư, đối với bao thanh toán bên mua hàng, đơn vị bao thanh toán chỉ được thực hiện khi bên bán hàng đồng ý bằng văn bản về việc bên mua hàng chuyển giao nghĩa vụ thanh toán khoản phải trả cho đơn vị bao thanh toán.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0976080346 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập [external_footer]