Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Nếu bạn giao dịch cổ phiếu thì bạn sẽ có được thông tin về khối lượng giao dịch do sàn giao dịch chứng khoán đem lại, cho phép bạn biết người chơi trên thị trường có hỗ trợ cho một xu hướng giá hay không. Đối với thị trường tiền tệ thì tình huống lại không như thế, song các trader vẫn có thể có được thông tin chi tiết từ các chỉ báo khối lượng.

Chỉ báo khối lượng tick

Do thị trường Forex có tính phi tập trung cho nên không thể đo đếm tất cả các hợp đồng và quy mô của chúng như đối với thị trường chứng khoán. Do đó, các trader Forex dùng đến các chỉ báo khối lượng tick.

[external_link_head]

Một tick chính là một thay đổi hay chuyển động lên hay xuống trong giá bán. MetaTrader đo đếm số lượng tick trong một khoảng thời gian cụ thể, qua đó có thể thấy được độ giao dịch tích cực của thị trường vào các thời điểm cụ thể. Nói cách khác, chúng ta không thể biết liệu đã có 500 hay là 500.000 lệnh giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định song lại có thể biết được giá cả đã di chuyển được bao nhiêu tick – và đây chính là khối lượng tick. Do đó, điều quan trọng là cần hiểu được bản chất của nó.

Cách sử dụng chỉ báo khối lượng tick

MetaTrader cung cấp nhiều loại chỉ báo khối lượng tick. Để sử dụng chúng, nhấp vào “Insert”, chọn “Indicators” rồi chọn “Volumes”. Có 4 loại chỉ báo khối lượng:

1. Khối lượng (Volumes)

Chỉ báo này cho thấy số lần giá cả thay đổi (tức số tick) trong từng giai đoạn của khung thời gian được chọn. Các thanh khối lượng sẽ có màu xanh lá nếu chúng lớn hơn các thanh trước đó và có màu đỏ nếu khối lượng giảm đi.

2. Khối Lượng Cân Bằng (On Balance Volume – OBV)

Chỉ báo này được thể hiện dưới dạng đường kẻ. Nếu giá đóng cửa của nến hiện tại cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó thì khối lượng hiện tại sẽ được cộng vào OBV trước đó, và đường này sẽ đi lên. Còn nếu giá đóng cửa của nến hiện tại thấp hơn giá đóng cửa của nến trước đó thì khối lượng hiện tại sẽ bị trừ ra khỏi OBV trước đó, khiến chỉ báo này đi xuống. Giả định rằng các thay đổi về OBV diễn ra trước so với các thay đổi về giá, nó có thể giúp đưa ra các tín hiệu.

3. Chỉ Số Dòng Tiền (Money Flow Index – MFI)

Chỉ báo này cho thấy tốc độ mà tiền được đầu tư vào và rút ra khỏi tài sản. Hãy xem chỉ báo này như một phiên bản của công cụ đo dao động RSI có xét đến khối lượng giao dịch.

4. Chỉ báo tích lũy/phân phối (Accumulation/Distribution)

Đây là một chỉ báo khác, được tính toán dựa trên giá cả và khối lượng. Khối lượng càng lớn thì sự thay đổi giá (trong khoảng thời gian này) đóng góp càng lớn vào giá trị của chỉ báo.

[external_link offset=1]

Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Sử dụng chỉ báo khối lượng trong phân tích kỹ thuật

Các chỉ báo khối lượng có thể thực thi các nhiệm vụ rất hữu ích sau:

1. Đo lường sức mạnh của xu thế

Một xu thế được xem là xu thế mạnh khi nó có khối lượng giao dịch tăng lên bởi điều đó có nghĩa thị trường quan tâm nhiều đến xu thế này. Do đó, ở một xu thế tăng, khối lượng sẽ tăng khi giá đang đi lên và sẽ giảm khi giá đi xuống; trong khi đó, ở một xu thế giảm, điều này có nghĩa là khối lượng tăng lên khi giá cả đi xuống hay giảm đi khi giá cả đi lên.

Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Ở hình trên có thể thấy khối lượng giảm xuống khi có sự điều chỉnh trong xu thế tăng. Ở phần cuối cùng của biểu đồ, mức giá đỉnh mới lại không được khối lượng xác nhận, tức là có khả năng đảo chiều đi xuống.

2. Sớm phát hiện sự đảo chiều

Ở giai đoạn đầu thì luôn khó phân biệt giữa sự đảo chiều và sự điều chỉnh. Các chỉ báo khối lượng giúp phát hiện điều này sớm hơn và tham gia vào xu thế mới trong thời gian nhanh nhất.

Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Giá đã hình thành nên mẫu hình “Đầu và Vai”. Ở vị trí “đầu”, khối lượng giao dịch thấp và thậm chí còn thấp hơn ở vị trí vai thứ hai, đồng nghĩa đây là sự xác nhận rằng thị trường đã không còn sức để đi lên.

Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Nếu có sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo khối lượng thì đây là tín hiệu cho thấy xu hướng hiện tại có khả năng sẽ đảo chiều.

3. Xác nhận phá vỡ

Khối lượng giao dịch thường thấp trong gian đoạn củng cố. Nếu khối lượng giao dịch tăng đột biến sau một đợt xuyên thủng giá thì rất có khả năng đây là phá vỡ thật chứ không phải giả.

[external_link offset=2]

Chỉ Báo Khối Lượng Cho Trader

Khối lượng giao dịch tăng lên khi giá vượt qua mức kháng cự, giúp cho giá tiếp tục di chuyển theo chiều hướng xuyên thủng.

4. Giúp xác định các khu vực hỗ trợ/kháng cự mạnh

Ở các khu vực mà giá cả giao dịch với khối lượng lớn có thể cho thấy các trở ngại đáng kể đang ngáng đường đi của giá cả và qua đó cho trader thấy các mức tốt để thâm nhập và rút khỏi giao dịch.

Kết luận

Các chỉ báo khối lượng trong MetaTrader không phải là công cụ độc lập để đem lại tín hiệu, mà chúng có thể được dùng vào mục đích xác nhận. Suy cho cùng, sức mạnh của chỉ báo khối lượng cho ta thấy rõ nhất về mức độ tích cực của giao dịch. Đây là một thông tin đặc biệt mà các chỉ báo khác không thể nào đem lại. Do đó, các chỉ báo về khối lượng giao dịch chắc chắn sẽ góp sức rất lớn đối với hệ thống giao dịch của bạn.

Tương Tự

Chỉ số sức mạnh tương đối: Mua vs Bán

RSI cho biết điều gì? Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm đo lường động lượng của những thay đổi giá gần đây…

Chỉ Số Sợ Hãi & Tham Lam hay Cách Đánh Bại Số Đông

“Nếu nhất định phải chọn thời điểm ra vào, bạn nên học cách khiến bản thân sợ hãi khi người khác tham lam, và khiến bản thân trở nên tham lam khi người khác sợ hãi.” — Warren Buffett

[external_footer]