Cách xác định thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm

Hiện nay, nhiều đơn vị và người tham gia BHYT vẫn đang loay hoay trong cách tính thế nào là tham gia BHYT 5 năm liên tục, phương pháp tính cũng như các quyền lợi được hưởng.

EFY Việt Nam sẽ cùng các đơn vị và người tham gia BHYT tìm hiểu cụ thể, chính xác những nội dung này như sau:

Tham khảo thêm: Quyền lợi khám chữa bệnh khi tham gia BHYT 5 năm liên tục

[external_link_head]

1. Định nghĩa:

Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.

Cách xác định thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm

2. Cách xác định thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC như sau:

” Điều 5. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Mẫu thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Thẻ BHYT phản ánh một số thông tin sau đây:

d) Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng;

Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;

[external_link offset=1]

Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;

Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.”

Riêng địa bàn Hà Nội hiện nay có quy định riêng về cách tính thời gian tham gia BHYT liên tục theo mục B Công văn 2777/BHXH như sau:

​             + Trước ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian tham gia không gián đoạn (trừ các trường hợp hưởng quyền lợi thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo: ốm đau dài ngày,thai sản,…) .

​          Ví dụ: Ông An tham gia BHXH, BHYT liên tục từ tháng 2/2012. Đến tháng 1/2014 ông nghỉ là thủ tục chốt sổ BHXH làm chế độ hưởng trợ cấp BHTN tháng 2/2014 và hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 01/03/2014. Tháng 8/2014 ông tham gia BHXH, BHYT đến tháng 12/2016 .Thời gian tham gia BHYT liên tục tính từ 8/2014 là 29 tháng).

​             + Từ ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục: gián đoạn không quá 03 tháng trong năm tài chính hoặc 02 năm tài chính không quá 3 tháng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.

​          Ví dụ: Bà H tham gia BHXH, BHYT từ 1/2013 đến tháng 7/2015 bà nghỉ (trả thẻ BHYT) tháng 7.8.9/2015 đến tháng 10/2015 bà tham gia BHXH đến nay. Số tháng liên tục tính từ tháng 1/2013 – 12/2016 (là 48 tháng).

​          – Người lao động được cử đi học hoặc đi công tác tại nước ngoài,  được tính thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi.

​          – Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT được tính tham gia  liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động ở nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.

​          – Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo nhóm khác thì được tính là thời gian tham gia BHYT nhưng không được hưởng quyền lợi về BHYT nếu đi KCB.

​          Ví dụ: Chị H tham gia BHYT liên tục từ ngày 01/01/2012, đến ngày 01/05/2016 chị chấm dứt HDLĐ. Chị H nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày 31/07/2016 (trong thời hạn 3 tháng), cơ quan có thẩm quyền giải quyết ban hành quyết định hưởng trong vòng 20 ngày, BHXH nhận quyết định ngày 24 và thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp ngày 01/09/2016. Thời gian tham gia BHYT liên tục tính từ 01/01/2012 đến 31/08/2016 là 56 tháng).

​          –  Trường hợp giá trị thẻ BHYT bị gián đoạn do đơn vị nợ tiền:

​             + Đơn vị đã đóng đủ tiền BHYT, được xác nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.

[external_link offset=2]

​             +  Nếu đơn vị chưa đóng đủ tiền, chỉ tính thời gian tham gia BHYT theo kết quả đóng BHYT của đơn vị.

=> Như vậy, đơn vị và người tham gia BHYT căn cứ địa bàn mình tham gia để đối chiếu quá trình đóng BHYT liên tục và được hưởng quyền lợi đầy đủ.

​          

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

– Miền Bắc: Hotline: 0976080346 – Tel/Zalo: 0976080346

– Miền Nam: Hotline: 0976080346  Tel/Zalo: 0976080346

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Tin tức liên quan

  • Quy định về các đối tượng ưu tiên trong khám chữa bệnh, mức hưởng BHYT với các đối tượng ưu tiên
  • Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT
  • Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp không xuất trình thẻ BHYT
  • Gia hạn giá trị thẻ bảo hiểm y tế năm 2020 tại BHXH TP. Hồ Chí Minh
  • Tra cứu thông tin địa chỉ điểm thu, đại lý thu BHYT

[external_footer]