Cách ghi nhận góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt

Việc góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp. Khi có nghiệp vụ này phát sinh thì kế toán cần nắm vững các kiến thức để ghi nhận góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt chính xác và nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.

Trước khi tìm hiểu về cách ghi nhận góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt, chúng ta cần phải biết rõ kết cấu của tài khoản nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể như sau:

[external_link_head]

Bên Nợ, nguồn vốn kinh doanh giảm sẽ do các trường hợp sau:

  • Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
  • Giải thể, thanh lý doanh nghiệp;
  • Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của Đại hội cổ đông (Đối với công ty cổ phần);
  • Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ (Đối với công ty cổ phần).

Bên Có, nguồn vốn kinh doanh tăng sẽ do các trường hợp sau:

  • Các chủ sở hữu đầu tư vốn (Góp vốn ban đầu và góp vốn bổ sung);
  • Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh;
  • Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
  • Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) làm tăng nguồn vốn kinh doanh.

Số dư bên Có:

Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.

Tài khoản 411 – Nguồn vốn kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2 đó là:

[external_link offset=1]

  • Tài khoản 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Tài khoản 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
  • Tài khoản 4118 – Vốn khác

Xem thêm: Cách ghi sổ kế toán tổng hợp hiệu quả

Dưới đây là một số trường hợp cần lưu ý khi ghi nhận góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt

Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, kế toán ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112,…

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

    Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111).

Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, kế toán ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112 (Mệnh giá)

     Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Mệnh giá).

Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu, kế toán ghi nhận:

[external_link offset=2]

Nợ các TK 111, 112 (Giá phát hành)

     Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (TK 4111) (Mệnh giá) và (TK 4112). Đây chính là chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu.

Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu quỹ, kế toán ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112 (Giá tái phát hành)

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (TK 4112). Đây chính là chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn giá ghi trên sổ cổ phiếu.

    Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (Theo giá ghi sổ)

    Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (TK 4112). Đây chính là chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn giá ghi trên sổ cổ phiếu.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.

[external_footer]