Bệnh Alopecia: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Alopecia

Là tình trạng tóc rụng quá nhiều. Rối loạn này có nhiều nguyên nhân, bao gồm stress sau phẫu thuật hoặc bệnh tật, thay đổi nội tiết tố (hormone tuyến giáp, Estrogen, Androgen), tác dụng phụ của thuốc, nhiễm nấm, do bệnh tật như bệnh tự miễn dịch hoặc tiểu đường, chấn thương nang tóc (quá trình uốn, duỗi, nhuộm tóc). Rụng tóc có thể là một phần của sự lão hóa bình thường (chứng hói đầu do di truyền).

Triệu chứng

Rụng tóc quá nhiều. Da đầu bị kích thích, ngứa do làm tóc hoặc bị nhiễm nấm.

[external_link_head]

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Bác sĩ có thể kéo sợi tóc để xác định tình trạng nang tóc.

  • Cạo vảy da đầu để xét nghiệm soi tìm sợi nấm.

  • Xét nghiệm máu để phát hiện sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc các bệnh khác như Lupus hoặc tiểu đường.

    [external_link offset=1]

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc. Dừng các loại thuốc gây tác dụng phụ rụng tóc. Nếu nguyên nhân là stress sau phẫu thuật hoặc bệnh tật, hiện tượng rụng tóc sẽ tự hết trong 2-3 tháng sau khi hồi phục. Khắc phục sự mất cân bằng hormon nếu nguyên nhân do nội tiết. Hói đầu có thể được điều trị bằng các thuốc như Minoxidil (Rogaine) hoặc Finasteride (Proscar, Propecia). Không nên dùng Finasteride cho phụ nữ. Dùng Minoxidil không cần đơn thuốc của bác sĩ. Phẫu thuật cấy ghép có thể được thực hiện.

Trung bình, trên đầu của mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi tóc và chúng đều trải qua các thời kỳ: sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thời kỳ sinh trưởng kéo dài 2 – 6 năm. Lúc đó, các tế bào tủy tóc phân chia dồi dào làm tóc liên tục mọc dài ra. Tốc độ sinh trưởng của tóc khoảng 1cm mỗi tháng. Tiếp theo là thời kỳ ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, tóc không mọc dài ra và cũng không rụng đi.

Ở tuổi thành niên, có khoảng 5% số sợi tóc thuộc vào thời kỳ ngừng sinh trưởng. Khi hết vòng đời, chúng rụng đi nhưng lại được thay thế bằng một sợi khác đang mọc ra. Vào mùa xuân hay mùa thu, tóc hay bị rụng nhiều hơn. Những khi bạn nhìn thấy tóc rụng trong bồn rửa mặt, bồn tắm hay rải rác trong nhà là dấu hiệu không bình thường.

Để kiểm tra có thể làm trắc nghiệm sau: sau 3 ngày gội đầu bằng dầu gội, kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi giữa hai ngón tay cái, tay trỏ và kéo mạnh. Nếu có hơn hai sợ bị rụng là dấu hiệu xấu.

Rụng tóc được xác nhận khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi. Tuy nhiên, nhận định này cũng chỉ là tương đối vì người tóc dày thì có rụng nhiều hơn cũng không đáng lo, còn với người tóc thưa lại là cả một vấn đề.

Một số tác động cơ học thông thường như tết, búi quá chặt làm căng chân tóc nhiều lần và mạnh khiến tóc dễ bị rụng. Không nên dùng lược quá cứng, không nên chải tóc quá nhiều lần trong ngày. Ngay cả gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt mà đi ngủ hoặc phơi nắng cũng làm gia tăng các tổn thương. Một thiếu sót hay gặp của chị em là ra nắng không che tóc, sẽ bị tổn thương bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.Nếu dùng thường xuyên hóa chất cũng gây hại cho sự phát triển của tóc như keo xịt tóc, dầu gội đầu, chất tẩy rửa… Khi loại bỏ những tác nhân đó thì tóc vẫn có thể mọc trở lại.

Nếu tóc bị nhiều bã nhờn, chất bã sẽ gây ngạt thở chân tóc. Tẩy gàu bởi gàu là các vi nấm tấn công gây viêm da đầu, rụng tóc.

Cần lưu ý là các loại dầu gội đầu thông thường chỉ nhằm tạo độ trơn, bóng đẹp cho tóc, còn người bị rụng tóc cần dùng loại dầu gội đặc hiệu chứa vitamin và các chiết xuất từ thực vật, kích thích nuôi dưỡng da đầu và chân tóc.

Những phụ nữ đang mang thai, những người đang dùng thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì tóc thường bị rụng nhiều hơn.

[external_link offset=2]

  • Chải đầu thường xuyên và đúng cách vừa làm sạch tóc lại kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng cho tóc làm tóc mọc nhanh hơn. Cần lưu ý hướng chải đầu phải chải ngược với hướng tóc chứ không phải xuôi theo theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.

  • Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần vì dễ làm cho tóc giòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, giòn, dễ gãy.

  • Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.

  • Tránh stress, loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[external_footer]