Bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu là đúng?

Bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu là mối quan tâm hàng đầu của người sở hữu xe. Tùy thuộc vào sản phẩm bảo hiểm ô tô để xác định bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu.

  1. Bảo hiểm xe ô tô

Khi tiến hành mua xe ô tô, việc mua bảo hiểm xe ô tô là hoàn toàn cần thiết. Khi sự cố xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù, bồi thường về kinh tế cho khách hàng.

[external_link_head]

Việc này hoàn toàn không mong muốn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng xe ô tô, va chạm trên đường giao thông là khó tránh khỏi.

Bảo hiểm xe ô tô có 2 loại:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: phải mua khi đưa xe vào lưu hành. Đây là bảo hiểm bắt buộc.
  • Bảo hiểm vật chất xe ô tô: bảo hiểm này không bắt buộc nhưng vì sự rủi ro có thể có bất kỳ lúc nào nên khách hàng nên mua bảo hiểm vật chất xe ô tô.

Cả 2 loại trên đều có thời hạn 1 năm, 2 năm…nên không được tính vào nguyên giá tài sản, phải tính vào chi phí và thực hiện phân bổ dần theo thời hạn mua.

>>Xem ngay: Biểu Phí Bảo Hiểm Xe Ô Tô Mới Là Bao Nhiêu? Để biết chính xác chi phí mà mình cần bỏ ra cho chiếc xe yêu dấu.

Bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu là đúng?

[external_link offset=1]

Hình 1: Sự cố xe ô tô

>>Xem ngay: Những quy định bảo hiểm cho xe ô tô mới nhất hiện nay

  1. Bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu?

Tùy vào mức chi phí bảo hiểm ô tô để xác định bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu. Dưới đây là các định khoản hợp lý, đúng đắn:  

a) Nếu chi phí bảo hiểm ô tô quá lớn, khách hàng có thể hạch toán vào tài khoản:

  • Nợ 142
  • Nợ 1331
  • Có 331 và 1121

b) Nếu chi phí bảo hiểm ô tô không lớn, khách hàng có thể hạch toán vào tài khoản:

  • Nợ 154 hoặc 642
  • Nợ 1331
  • Có 331, 1111, 1121

Bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu là đúng?

Hình 2: Hạch toán

Trong đó các tài khoản được cụ thể như sau:

– Tài khoản 142: phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

– Tài khoản 1331: Phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

– Tài khoản 331: Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký. Đồng thời, phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.

[external_link offset=2]

– Tài khoản 1121: Tài khoản 1121 dùng để phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

– Tài khoản 154: Tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp

– Tài khoản 642: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp…

– Tài khoản 1111: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

Chi phí mua bảo hiểm ô tô không tạo ra doanh thu hoặc thu nhập khác. Tuy nhiên, nó là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và chưa được tính vào chi phí của thời điểm mua nó và chỉ được trừ dần vào các kỳ tiếp theo.

Chính vì vậy, tùy thuộc vào số tiền mua bảo hiểm hay chi phí mua bảo hiểm mà khách hàng xác định bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đâu. Bạn đang băn khoăn không biết vay mua xe ngân hàng nào tốt nhất vui lòng để lại thông tin để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Please follow and like us:

[external_footer]