Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? – Công Ty Luật DHLaw


Trong thời gian gần đây, cụm từ “bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp” đang được nhắc đến nhiều. Vậy loại bảo hiểm này là gì? Doanh nghiệp bắt buộc phải mua theo quy định pháp lý nào? Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ra sao?

[external_link_head]

Hãy cùng DHLaw tìm hiểu để có câu trả lời cho mình và có sự chuẩn bị đầy đủ khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.

Vai trò của loại bảo hiểm này là gì?

Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp; dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.

Loại bảo hiểm này có ưu điểm là chi tiết và toàn diện hơn so với các loại bảo hiểm khác; giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính khi phát sinh vấn đề phải đền bù thiệt hại.

Đối tượng sử dụng gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp?

Đối tượng tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp gồm có:

– Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

– Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Doanh nghiệp nào bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp?

Các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:

– Tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 40, Khoản 6 và Điều 29, Khoản 2 thuộc bộ Luật Luật sư 2012.

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Điều 8, Khoản 2 và Điều 92 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000.

– Công ty kiểm toán theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

– Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 9, Khoản 2 Luật Xây dựng 2014.

– Công ty chứng khoán theo quy định tại Điều 71, Khoản 7 Luật Chứng khoán 2006.

[external_link offset=1]

– Công ty quản lý quỹ theo quy định tại Điều 71, Khoản 7 và Điều 72, Khoản 1 Luật Chứng khoán 2006.

– Doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định tại Điều 6, Khoản 1 Thông tư 38/2014/TT-BTC.

Mức trách nhiệm, thời gian hiệu lực và phạm vi bồi thường ra sao?

Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:

– Mức trách nhiệm bảo hiểm và thời hạn hiệu lực dựa vào các thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.

– Phạm vi bồi thường của bảo hiểm chỉ thực hiện trong khoản thời gian ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm các thiệt hại như:

   + Tính mạng.

   + Tai nạn lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.

   + Kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp…

Trường hợp nào doanh nghiệp mua bảo hiểm phải tự chịu trách nhiệm?

Doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau:

– Rủi ro, tranh chấp, kiện tụng không xảy ra trong thời hạn và phạm vi bảo hiểm.

– Rủi ro, tranh chấp, kiện tụng xảy ra do cố ý.

– Rủi ro, tranh chấp, kiện tụng xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật.

– Rủi ro, tranh chấp, kiện tụng xảy ra do doanh nghiệp không áp dụng biện pháp an toàn cần thiết theo quy định pháp luật.

Hạn mức trách nhiệm đối với nghề tư vấn đầu tư xây dựng là gì?

Hạn mức trách nhiệm đối với các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

– Chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất của bên thứ ba và các chi phí phát sinh do sơ xuất trong quá trình khảo sát xây dựng, thiết kế của doanh nghiệp.

– Chịu trách nhiệm bồi thường theo yêu cầu của bên thứ ba.

– Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

Các điểm loại trừ bảo hiểm gồm những gì?

– Thiệt hại do hành động bất cẩn, sai sót ngoài chuyên môn.

– Thiệt hại liên quan đến thuế.

– Thiệt hại do vi phạm pháp luật nước ngoài.

– Thiệt hại do nhân viên của doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm liên quan đến việc quản lý sổ sách, kế toán, chuyển giao tài sản.

[external_link offset=2]

– Bị khiếu nại bồi thường do doanh nghiệp có hành vi phỉ báng hoặc vu cáo.

– Doanh nghiệp được bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.

– Doanh nghiệp làm mất tài liệu bảo mật hoặc vô tình tiêu hủy khi được giao phó.

– Doanh nghiệp hoặc nhân viên do doanh nghiệp thuê có hành vi cố tình gây thiệt hại để lừa đảo bảo hiểm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác gây thiệt hại.

– Thiệt hại gián tiếp hoặc trực tiếp do ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc đất gây ra.

– Thiệt hại do chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, nội chiến, khủng bố, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy hoặc đảo chính.

– Thiệt hại do bị phạt, trừng phạt hoặc cảnh cáo theo quy định pháp luật.

– Thiệt hại phát sinh do tăng mức bồi thường.

– Trách nhiệm tự chịu theo các điều khoản thỏa thuận của hợp đồng hoặc tự chịu trách nhiệm do không có quy định trong hợp đồng.

Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

     >> Tranh chấp kinh doanh và cách giải quyết

     >> Tranh chấp tên doanh nghiệp làm sao xử lý?

—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw

Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

Tell: (0976080346     

Hotline: 0976080346 

Email: lamchacancadoitay@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./. [external_footer]