Bạn biết gì về NPL – Non performing loans? Chỉ số quan trọng của tổ chức tài chính – Cafe Tài Chính

NPL là từ viết tắt của Non Performing Loan, là thuật ngữ được dùng trong ngành tài chính để chỉ các khoản nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Vì sao gọi nợ xấu là Non Performing Loan?

[external_link_head]

Thuật ngữ này xuất phát từ nguồn gốc tiếng Anh, trong đó “Loan” là khoản nợ, còn “Perform” dịch ra là hoạt động, vận hành… -> Kết hợp hai từ “Perfoming” + “Loan” có nghĩa là “Một khoản nợ có hoạt động”, hiểu nôm na là được thanh toán đều đặn.

Tương tự, khi thêm tiền tố “Non” vào trước “Performing Loan” có nghĩa là khoản nợ đó “không hoạt động”; người vay không thực hiện trả nợ và khoản nợ trở thành nợ xấu.

Để hiểu được vì sao NPL là tiêu chí quan trọng của tổ chức tài chính, trước tiên bạn nên tìm hiểu  về cấu trúc và các mức độ của nợ xấu NPL.

Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước (Tham khảo văn bản đầy đủ tại link sau), nợ được quy làm 5 nhóm và nợ xấu là các khoản nợ được liệt kê ở các Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Chi tiết như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 

– Các khoản nợ trong còn trong thời hạn thanh toán và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

[external_link offset=1]

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ lần đầu được điều chỉnh kì hạn trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; 

– Các khoản nợ lần đầu phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

[external_link offset=2]

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí.

 Tỉ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh do chi phí hoạt động tăng cao. 

Đầu tiên, nợ xấu sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, công ty tài chính, bởi vì tổ chức tài chính phải tăng trích lập dự phòng tương ứng với tỉ lệ nợ xấu để phòng ngừa rủi ro mất vốn.

Thứ hai, nợ xấu làm chậm khả năng thu hồi vốn, ngân hàng không thể cho vay với khách hàng mới. Để tăng tỉ lệ an toàn vốn, ngân hàng phải chấp nhận giảm đòn bẩy tài chính, dẫn đến thiếu nguồn cung tín dụng.

Cuối cùng, việc quản lý tỉ lệ nợ xấu lớn sẽ làm giảm nguồn tài nguyên nhân lực quản lý (phải tập trung thu hồi nợ, nhắc nợ, vận hành công ty quản lý tài sản thay vì phát triển kinh doanh).

Theo thống kê, tỉ lệ NPL ratio trong báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam nằm ở mức 1.96% vào năm 2020, cao hơn cuối năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID. Tuy nhiên những ngân hàng top đầu duy trì được tỉ lệ NPL ở mức rất tốt, dưới 1.5%. Bạn có thể tham khảo nguồn từ ngân hàng:

Khác với các ngân hàng chỉ làm việc với khách hàng có thu nhập ổn định và có độ rủi ro thấp, nhóm các công ty tài chính nhắm đến tập khách hàng bình dân hơn, thu nhập từ 4 – 5 triệu, cung cấp khoản vay nhỏ và có mức độ rủi ro khách hàng nợ xấu cao hơn. Tỉ lệ nợ xấu của các công ty tài chính thường ở mức 5%-6%. Bạn có thể tham khảo những nguồn sau:[external_footer]