Điều Kiện Cost And Freight CFR (CNF)


1. Tóm tắt chung về Điều kiện CFR Cost And Freight – Incoterms 2020

CFR = Cost And Freight

Tiền hàng và Cước phí = CNF = CnF = C&F = CF

[external_link_head]

Giao hàng gồm tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.

Điều Kiện Cost And Freight CFR (CNF)

Ảnh: CFR – điều kiện rất dễ bị nhầm lẫn với điều kiện CPT

2. Nghĩa vụcụ thể về Chi phí và Rủi ro của Điều kiện CFR Cost And Freight

Nghĩa vụ cụ thể như sau:

2.1. Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK

2.2. Người bán thuê tàu

– Người bán trả Ocean Freight

– Người bán trả THC đầu bốc

– Người mua trả THC đầu dỡ

2.3. Địa điểm giao hàng ở nước người mua

 CFR (tên cảng dỡ hàng)

[external_link offset=1]

2.4. Việc bốc, dỡ

Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng ở ICD hay cảng biển lớn đi chăng nữa, thì:

– Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình

– Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu phí THC đầu bốc)

– Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu phí THC đầu dỡ).

► Nếu có thoả thuận khác về chi phí bốc dỡ này, thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.

– Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.

2.5. Việc chuyển rủi ro

Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng ở ICD hay cảng biển lớn đi chăng nữa, thì đến khi nào hàng đã nằm trên tàu biển ở cảng biển lớn rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Và rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu lớn là do người bán chịu.

2.6. Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Người mua nên mua bảo hiểm cho hàng

3. Lưu ý khi sử dụng điều kiện CFR Cost And Freight

– Điều kiện CFR chỉ áp dụng cho giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.

– Theo quy định của điều kiện CFR thì dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao container ở ICD hay cảng biển lớn đi chăng nữa, thì đến khi nào hàng đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Cụ thể, trong trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ cont hàng ở ICD thì đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển bởi chính hãng tàu, còn người bán thì hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro đối với hàng của mình suốt quãng đường này. Nhỡ có xảy ra rủi ro trên đoạn này, thì người bán phải gánh, chứ người mua không gánh rủi ro. Hiểu nôm na, mâu thuẫn ở đây là: hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao, nhưng người bán phải gánh chịu thiệt hại này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý việc này: nếu người bán giao hàng bằng containers, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD kiểu như trên, thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CPT thay vì dùng CFR – để người bán có thể kết thúc trách nhiệm của mình ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.

– Người bán trả tiền cước thuê tàu đến cảng đích nhưng người bán chỉ gánh rủi ro liên quan đến hàng cho tới khi hàng lên tàu xong. Mọi rủi ro đối với hàng hóa trên đường biển, và cả đoạn đường về sau ở nội địa nước người mua là do người mua gánh.

4. Sự giống nhau và khác nhau giữa điều kiện CFR và CPT là gì?

4.1. Giống nhau

– Người bán thuê tàu đến điểm đích là ở bên nước người mua

– Nhưng rủi ro đối với hàng hóa trên biển là do người mua gánh

– Giống nhau ở nghĩa vụ thông quan mỗi đầu

– Giống nhau ở chi phí bốc dỡ mỗi đầu

4.2. Khác nhau

– CPT có thể dùng cho mọi phương thức vận tải (mà phổ biến nhất là đường biển và đường bay), còn CFR chỉ dùng cho đường biển-thủy nội địa.

[external_link offset=2]

– Với CPT thì người người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người chuyên chở, người chuyên chở yêu cầu giao ở đâu, người bán sẽ hết trách nhiệm ở đó. Với CFR thì cho dù hãng tàu yêu cầu người bán giao ở đâu đi chăng nữa thì phải đợi đến khi nào hàng đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

​​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn – SIMEX

 Xuất nhập khẩu Sài Gòn – SIMEX là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House… Bao gồm:

 Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Tổng hợp

 Chuyên sâu mua bán hàng hóa quốc tế

 Chuyên sâu Merchandise – Triển khai đơn hàng quốc tế

 Chuyên sâu Chứng từ Xuất nhập khẩu và Khai báo hải quan

 Chuyên sâu Logistics và Cước vận tải

 Chuyên sâu Tiếng Anh Thương Mại

 Chuyên sâu Đào tạo In-house theo yêu cầu doanh nghiệp

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0976080346 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí. [external_footer]