Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà kinh tế thích đo lường bằng những chỉ số cụ thể hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân.

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.

[external_link_head]

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.

Một ví dụ kinh điển về tình trạng siêu lạm phát: Vào năm 1913, trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, 1 USD = 4 Mark Đức. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, 1 USD đổi được tới 4 tỉ Mark Đức. Ở thời điểm ấy, báo chí đã đăng tải những bức tranh ảnh biếm hoạ về vấn đề này: Người ta vẽ cảnh 1 người đẩy 1 xe tiền đến chợ chỉ để mua 1 chai sữa, hay 1 bức tranh cho thấy giá trị của đồng tiền Mark Đức lúc bấy giờ chỉ được sử dụng làm giấy dán tường hoặc dùng như 1 nhiên liệu.

Một số khái niệm liên quan khác

  • Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
  • Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Ở Việt Nam, có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát
  • Siêu lạm phát (trên 1000%): là tình trạng lạm phát cao nhất, có tác động phá hoại nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát
  • Tái lạm phát: Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Các nguyên nhân gây ra lạm phát

Bạn hãy tạm coi tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá thì món đó sẽ đổi được nhiều hơn món hàng khác. Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền có giá, bạn có thể dùng nó để mua hàng hóa ở bất kỳ đâu vì nó là đồng tiền có giá trị, được bảo chứng toàn cầu.

Còn một quốc gia sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm thì giá cả hàng hóa tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn mua hàng hóa. Mà khi tiền mang đi quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát bắt đầu xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, tuy nhiên do “cầu kéo” và “chi phí đẩy” được coi là 2 nguyên nhân chính.

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng…. là một ví dụ điển hình

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Ví dụ: Tiền lương làm một phần quan trọng trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Trường hợp tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này về phía người tiêu dùng thì đương nhiên giá bán sản phẩm sẽ tăng lên, công nhân và công đoàn sẽ yêu cầu tăng tiền lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá. Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu, trong trường hợp này là dầu thô. Trong giai đoạn từ 0976080346, hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% lên 13,5% bình quân trên toàn thế giới. Thế nhưng, sự suy giảm của giá dầu trong năm 1980 cũng làm cho lạm phát xuống mức thấp chưa từng thấy.

Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

[external_link offset=1]

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ví dụ: Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.

>>> Tìm hiểu thêm: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát được đo lường như thế nào?

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…

Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm.

Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,0976080346,000)/300,000) x 100% = 3,33%

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế

Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm cả tích cực và tiêu cực. Trong đó:

Lợi ích tích cực

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

  • Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
  • Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ảnh hưởng tiêu cực

*** Lạm phát và lãi suất

Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

*** Lạm phát và thu nhập thực tế

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ…

[external_link offset=2]

>>> Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát và lãi suất như thế nào có lợi cho nền kinh tế

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Ảnh hưởng của lam phát đến kinh tế

Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

Lạm phát và nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.

Một số phương án kiểm soát lạm phát

Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kìm chế lạm phát được áp dụng bao gồm:

– Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông

  • Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau.
  • Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
  • Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
  • Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
  • Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
  • Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.

– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông

  • Khuyến khích tự do mậu dịch
  • Giảm thuế
  • Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu

– Đi vay viện trợ nước ngoài

– Cải cách tiền tệ

Những câu hỏi liên quan đến lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng cụ thể đến những mặt hàng nào?

Lạm phát sẽ gây ảnh hưởng chung tới tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng môt mặt hàng nào cả.

Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (TCTK), lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Quy định của Nhà nước về lạm phát như thế nào?

Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định liên quan đến lạm phát như sau:

  • Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
  • Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
  • Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
  • Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu được lạm phát là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm này. Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cả hàng hóa. [external_footer]