Giá trị Tài khoản Hợp đồng và Giá trị giải ước khác nhau như thế nào?

Trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm thường có giá trị tài khoản hợp đồng, giá trị giải ước. Vậy giá trị tài khoản hợp đồng và giá trị giải ước khác nhau như thế nào?

Để so sánh sự khác nhau giữa giá trị hợp đồng và giá trị giải ước, trước hết cần nắm được khái niệm về các thuật ngữ này.

[external_link_head]

Giá trị tài khoản hợp đồng là gì?

Giá trị tài khoản hợp đồng là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng của bạn. Giá trị tài khoản hợp đồng được hình thành từ phí bảo hiểm phân bổ và lãi đầu tư sau khi khấu trừ các loại phí và chi phí.

Giá trị tài khoản hợp đồng bao gồm giá trị tài khoản cơ bản và giá trị tài khoản tích lũy thêm. Toàn bộ các khoản khấu trừ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như: Phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ sẽ được ưu tiên khấu trừ từ giá trị tài khoản cơ bản. Khoản khấu trừ như rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng sẽ được ưu tiên khấu trừ từ giá trị tài khoản tích lũy thêm. Nếu giá trị tài khoản cơ bản không có hoặc không đủ để khấu trừ, các khoản khấu trừ hoặc phần còn lại của các khoản khấu trừ này sẽ được tiếp tục khấu trừ từ giá trị tài khoản tích lũy thêm.

Hàng năm, công ty bảo hiểm sẽ thông báo bằng văn bản đến bên mua bảo hiểm số tiền trong giá trị tài khoản hợp đồng. Công ty bảo hiểm sẽ quản lý và đầu tư số tiền trong giá trị tài khoản hợp đồng vào lĩnh vực đầu tư mà công ty được phép hoặc thấy thích hợp hoặc có thể ủy thác việc quản lý và đầu tư số tiền này cho một bên thức ba.

Giá trị Tài khoản Hợp đồng và Giá trị giải ước khác nhau như thế nào?

[external_link offset=1]

Giá trị tài khoản hợp đồng là gì?

Giá trị tài khoản cơ bản được tính như sau:

Giá trị tài khoản cơ bản = Phí bảo hiểm cơ bản – Phí ban đầu – Phí bảo hiểm rủi ro – Phí quản lý hợp đồng

Giá trị tài khoản tích lũy thêm (nếu có) được tính như sau:

Giá trị tài khoản tích lũy thêm = Phí bảo hiểm tích lũy thêm – Phí ban đầu – Phí bảo hiểm rủi ro – Phí quản lý hợp đồng

Xem thêm bài viết “Quyền lợi tham gia bảo hiểm nhân thọ” để có cái nhìn tổng quan trước khi tham gia.

Giá trị giải ước được hiểu như thế nào?

Giá trị giải ước là số tiền bạn nhận được khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo quy định của hợp đồng. Giá trị giải ước được xác định bằng giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng. Hiện nay, trong hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thuật ngữ giá trị giải ước được thay thế bằng giá trị hoàn lại. Giá trị hoàn lại sẽ được ghi rõ trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm nhân thọ để khách hàng tiện theo dõi.

Hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không có giá trị hoàn lại trong 2 năm đầu. Vì vậy, khách hàng sẽ không được nhận lại số phí bảo hiểm đã đóng nếu hủy hợp đồng trong thời hạn dưới 2 năm kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Thực tế vẫn có sản phẩm có giá trị hoàn lại từ năm đầu tiên nhưng số tiền rất ít.

Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm tỷ lệ thuận với thời điểm khách hàng hủy ngang hợp đồng. Nếu thời điểm hủy hợp đồng càng sớm thì giá trị hoàn lại càng thấp.

[external_link offset=2]

Từ những phân tích trên cho thấy, giá trị giải ước (hay còn gọi là giá trị hoàn lại) sẽ được tính bằng giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi chi phí chấm dứt hợp đồng theo quy định của từng công ty bảo hiểm. Giá trị giải ước cao nếu giá trị tài khoản hợp đồng cao và ngược lại.

Giá trị Tài khoản Hợp đồng và Giá trị giải ước khác nhau như thế nào?

Nên đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết

Ngoài ra, nhiều người cũng nhầm lẫn các thuật ngữ trên với giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đó chỉ là cách gọi của khách hàng về mệnh giá bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm của hợp đồng. Ví dụ, khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ mức phí là 10 triệu/năm với số tiền bảo hiểm là 300 triệu đồng thì nhiều người thường gọi giá trị hợp đồng là 300 triệu đồng.

Xem thêm: Loại trừ bảo hiểm có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của khách hàng không?

Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có rất nhiều thuật ngữ bảo hiểm mà khách nên tìm hiểu để quá trình đọc hiểu sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Hy vọng từ những phân tích trên sẽ giúp khách hàng ít nhầm lẫn khi được nhắc tới giá trị tài khoản hợp đồng và giá trị giải ước. [external_footer]