【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa mở rộng là một công cụ để thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô phát triển theo chiều hướng tích cực nếu áp dụng đúng cách. Vậy chính sách tài khóa mở rộng là gì? Nó được áp dụng ra sao trong những năm gần đây, hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

[external_link_head]

Chính sách tài khóa mở rộng

Khái niệm về chính sách tài khóa mở rộng?

Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, chính phủ có thể tăng mức chi tiêu, giảm thuế suất để thúc đẩy kinh tế (Chi tiêu công > Thuế). Tuy nhiên, một lưu ý rằng chính sách tài khóa mở rộng nếu không được chính phủ kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến hình thành lạm phát.

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

Để hiểu rõ hơn về chính sách tài khóa bạn có thể xem qua bài viết: Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa.

Ví dụ về chính sách tài khóa mở rộng

Ví dụ về chính sách tài khoa mở rộng tại Việt Nam: Do ảnh hưởng nặng nề của Covid 19, Bộ Tài Chính đã có tờ trình phê duyệt chủ chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

  • Đối với thuế thu nhập DN, đề nghị gia hạn 3 tháng.
  • Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn.
  • Đối với tiền thuê đất, bộ đề nghị gia hạn đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được giảm.

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

Ví dụ chính sách tài khóa mở rộng

[external_link offset=1]

Việc miễn giảm các loại thuế phí, có thể tạo ra nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp và cá nhân có thể duy trì và gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021.

Tăng trưởng kinh tế (tiếng anh Economic Growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Ví dụ tăng trưởng kinh tế năm 2020 được đo lường bằng cách xem xét GDP/GNP của năm 2020 thay đổi như thế nào (có thể tăng hoặc giảm) so với GDP/GNP của năm 2019. Để hiểu rõ hơn bạn, có thể xem bài viết:

Tăng trưởng kinh tế là gì: các chỉ số Việt Nam và Thế giới mới nhất

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa mở rộng có thể diễn ra trong năm 2021

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của thế giới năm 2020 giảm 4,4%, trong khi Việt Nam là một trong ít quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng GDP dương 1,6%. Song với việc giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 7,02% xuống khoảng 1,6% sẽ làm giảm thu NSNN so năm trước khoảng 68 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí do dịch Covid-19 và ảnh hưởng của dự toán lập cao, Bộ Tài chính dự kiến năm 2020, NSNN sẽ hụt thu khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, giảm 12,5% so dự toán và 14,7% so thực hiện năm 2019.

Đại dịch Covid-19 có tác động đa chiều tới chi ngân sách Nhà nước. Một mặt, dịch bệnh Covid-19 đã góp phần làm giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại, chi đoàn ra, chi phí hội, họp… Mặt khác, đại dịch Covid-19 cũng làm tăng lên các chi phí phòng, chống dịch bệnh và triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người dân khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định kinh tế – xã hội, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch trên diện rộng.

Đánh giá chính sách tài khóa Việt Nam năm 2020 từ IMF

Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia đưa ra các khuyến nghị chính sách Việt Nam cần có phương án cắt giảm chi tiêu hiệu quả và tìm nguồn thu bền vững hơn trong bối cảnh thuế trực thu đang chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; đẩy nhanh tiến độ dự án Thuế tài sản, đưa vào chương trình làm Luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ 0976080346.

Cần có những thay đổi trong tỷ lệ, số lượng thu nhập hoặc đối tượng phải nộp thuế liên quan từng khung để tính thuế suất thuế TNCN, thay vì chỉ đề cập đến thu nhập tối thiểu không phải nộp thuế hay nâng mức giảm trừ gia cảnh. Rà soát lại chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Cần tính toán và công khai thông tin về chi qua thuế thông qua hình thức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cơ cấu lại các khoản chi ngân sách để giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách. Chi ngân sách cho y tế cần được tăng thêm nhưng cần chú ý phối hợp chính sách bảo hiểm y tế và nâng cao tính hiệu quả của sự phối hợp này. Các số liệu về chi đầu tư phát triển cho lĩnh vực y tế, giáo dục cần được công khai trong các báo cáo ngân sách.

Tăng cường công khai, minh bạch số liệu về chi cho nông nghiệp (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) trong các báo cáo ngân sách. Việt Nam cần công khai các khoản thu của các quỹ ngoài ngân sách cho người dân được biết.  Chính phủ cũng cần tiếp tục cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu và chi ngân sách ở mọi cấp chính quyền. Lấy việc công khai làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân phụ trách.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với thu thuế, phí, lệ phí; cân nhắc thận trọng trong việc tăng thu từ các nguồn bán tài sản, quyền tài sản với việc chấp nhận tăng bội chi NSNN và tăng nợ công trong ngắn hạn.

[external_link offset=2]

Trước mắt, trong năm 2020, Chính phủ nên chọn lựa giải pháp tăng trần nợ công từ 4,99% GDP như hiện nay lên tối đa 5,59% GDP để giảm áp lực thu được tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp 38,5 nghìn tỷ đồng.

Để hiểu rõ hơn GDP thì bạn có thể xem bài viết: GDP là gì?

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu bộ, cơ quan T.Ư và địa phương trong xây dựng dự toán và giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng dự toán để tiết kiệm nguồn lực NSNN.

Thường xuyên cập nhật tình hình giải ngân vốn đầu tư công, điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu và vay nợ Chính phủ (nếu có) phù hợp, bảo đảm các nguồn vốn huy động không bị tồn đọng, lãng phí trong trường hợp nguồn vốn đầu tư phát triển phải chuyển nguồn qua nhiều năm.

Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên theo lộ trình và giải pháp đã đề ra. Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gián tiếp thông qua việc trợ giá các mặt hàng thiết yếu do nhà nước quản lý như giá điện, giá xăng dầu…

Tăng các khoản chi hỗ trợ, nâng cao tiềm lực nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Quản lý chặt chẽ các nội dung chi hỗ trợ, chi an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm các nội dung chi đúng đối tương, đúng mục tiêu đã đặt ra…

Nguồn: https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/chinh-sach-tai-khoa-ho-tro-tang-truong-kinh-te-gan-ket-xa-hoi-625726/.

Tạm kết về chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng là một công cụ trong kinh tế vĩ mô được Chính phủ Tăng chi tiêu công, giảm thuể để các cá nhân và doanh nghiệp có nhiều nguồn lực hơn để gia tăng sản xuất từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo hướng tích cực.

Ngược với chính sách tài khóa mở rộng là thu hẹp hay thắt chặt, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết: Chính sách tài khóa thắt chặt là gì? Vai trò với nền kinh tế vĩ mô.

【Chính sách tài khóa mở rộng là gì】Vai trò với nền kinh tế vĩ mô [external_footer]