Cách tính nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản ?

Cách tính nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản ?

Luật sư tư vấn:

[external_link_head]

Khi bạn nghỉ thai sản thì bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các khoản trợ cấp thai sản theo quy định tại Mục 2, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Đối với vấn đề thưởng tết, thưởng tháng 13 thì Bộ luật lao động 2019 không có quy định.

Như vậy, tiền thưởng tết, lương tháng thứ 13 là không bắt buộc. Việc có khoản tiền này hay không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, và phụ thuộc vào quy chế, quy định nội bộ của công ty.

Xin Chào Luật sư. Em xin hỏi vấn đề như sau. Em nghĩ thai sản bắt đầu từ ngày 15/02/2016 đến ngày 14/08/2016 nhưng em đi làm sớm hơn thời gian này tức là ngày 27/6/2016 em đi làm lại. Vậy em xin hỏi em có được nghĩ chế độ dưỡng sức nữa không ạ?. Em xin cảm ơn .

Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ sau khi sinh con”…

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Như vậy, trường hợp bạn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn

Thưa luật sư, Cho Em hỏi một số vấn đề như sau:1. Em đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 08/2014 đến tháng 4/2015 thì nghỉ việc không đóng nữa, hiện Em đang mang thai, dự sinh ngày 12/12/2016. Vậy Em có được hưởng chế độ thai sản hay không? Thời hạn làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Mức hưởng chế đột thai sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Người lao động thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ sáu (06) tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015 . Như vậy thời gian tham gia bảo hiểm của bạn đã được 8 tháng. Bạn đã được hưởng chế độ thai sản

Về mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

[external_link offset=1]

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Thời hạn làm thủ tục hưởng thai sản :

Theo công văn 1075/BHXH-CSXH năm 2016 thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không đợi đến khi hết thời gian nghỉ việc hưởn chế độ thai sản.

Xin chào luật sư! Cơ quan e mua bảo hiểm ở bệnh viện đa khoa quận nhưng e đi khám và chữa bệnh ở bệnh viện phụ sản như vậy e được hưởng bảo hiểm là bao nhiêu?

Mức hưởng bảo hiểm y tế dựa theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 dựa trên phần trăm theo từng trường hợp sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

– Do người lao động và người sử dụng lao động đóng

– Do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

– Do ngân sách nhà nước đóng

– Do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Mức hưởng bảo hiểm y tế

* Bảo hiểm y tế đúng tuyến

– Hưởng 100% đối với các trường hợp:

+ Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

+ Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

– Hưởng 95% đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

– Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác

* Bảo hiểm y tế trái tuyến

– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

– Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;

– Hưởng 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2016.

Như vậy,khi bạn đi khám bệnh ở cơ sở y tế khác thì bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh,

Chế độ dưỡng sức sau sinh Cho e hỏi thời gian được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh là bao lâu. Em vào làm từ ngày 22 tháng 1 năm 2016. Khi em hỏi cơ quan em thi họ bảo chỉ có 30 ngày là đúng không ?. E tìm hiểu thì thấy là 60 ngày.

cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Do câu hỏi của bạn chưa rõ là bạn đang hỏi về thời gian hưởng chế độ khi sinh con hay là thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh con nên chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn theo 2 trường hợp

Trường hợp 1:Thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

[external_link offset=2]

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh con là 06 tháng mà không phải là 30 ngày như cơ quan bạn nói và 2 tháng như bạn nói

Trường hợp 2: Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

được quy định tại điều 41 luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 41. Dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Cháu làm trình dược viên cho công ty ở hà nội.Cháu sinh mổ ngày 0976080346.Và đã đi làm lại từ ngày 0976080346.kế toán có bảo là cháu được tiền dưỡng sức và đã nộp cho cơ quan bảo hiểm thủ tục về chế độ tiền dưỡng sức. Vậy cháu xin hỏi sau bao lâu thì cơ quan bảo hiểm chi trả tiền dưỡng sức.mức đóng bảo hiểm của cháu là 304.000 Sang năm 2016 thì đóng tăng lên la 393.000 Cháu xin cám ơn ạ

Đây được gọi là chế độ thai sản chứ không phải là chế độ tiền dưỡng sức bạn nhé !

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm, lao động.

– Theo quy định của Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con

– Theo quy định pháp luật, nếu chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) thì công ty của chị phải có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho chị trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày chị nộp đủ hồ sơ theo quy định (từ 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH mà công ty của chị giữ lại hàng tháng theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 92 Luật BHXH.

Cụ thể Khoản 1 Điều 117 Luật BHXH quy định:

Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.

Như vậy, Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được tiền thai sản

Về mức hưởng chế độ thai sản

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Như vậy, bạn phải căn cứ vào mức lương cơ bản 6 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ sinh để tính được tiền chế độ thai sản cho bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0976080346 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác![external_footer]