5 Cách phân loại rủi ro giúp bạn dễ nhận biết nhất

Ở bài viết trước camnangchiase đã giải thích rất nhiều về rủi ro là gì và rủi ro luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, để phân loại rủi ro, người ta thường dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau. Trong nội dung ngắn gọn hôm nay, camnangchiase sẽ giới thiệu đến các bạn 5 cách phân loại rủi ro phổ biến nhất để các bạn dễ nhận biết và phòng ngừa.

5 Cách phân loại rủi ro giúp bạn dễ nhận biết nhất

Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

Theo phương pháp này, người ta thường tập trung vào 4 nhóm rủi ro chính:

[external_link_head]

  • Rủi ro từ thảm họa: động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, khủng bố, …
  • Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hoái đoái, lãi suất biến động, giá cổ phiếu, …
  • Rủi ro tác nghiệp: nhân viên bị tai nạn, hệ thống máy tính hư hỏng, …
  • Rủi ro chiến lược: rủi ro dự án, rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chuyển đổi, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ.

Trong đó, rủi ro chiến lược được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tổ chức/ doanh nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp không có chiến lược thì chẳng khác nào một con thuyền không có bánh lái. Người ta không thể hành động đúng khi không có nhận thức, tư duy chiến lược. Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định đến sự sống còn, phát triển hay tan rã của tổ chức, mà quản trị chiến lược tốt đồng nghĩa với phải quản trị rủi ro chiến lược đúng đắn.

Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro

Rủi ro do môi trường thiên nhiên

Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, … gây ra. Nhóm rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản, làm cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề. Nên được gọi là thiên tai/ thảm họa.

Rủi ro do môi trường văn hóa

Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tạp quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/ dân tộc khác. Từ đó dẫn đến những cách ứng xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, làm mất cơ hội kinh doanh.

[external_link offset=1]

Rủi ro do môi trường xã hội

Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Điển hình như kinh doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: tuổi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ, … thì rất khó thành công.

Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro

Rủi ro do môi trường chính trị

Rủi  ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “không khí” kinh doanh. Khi một chính thể mối ra đời có thể sẽ làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp/ tổ chức. Trong kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn. Chỉ có những ai biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược thích hợp với môi trường chính trị trong và ngoài nước đến kinh doanh thì mới có thể gặt hái được thành công.

Rủi ro do môi trường luật pháp

Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt dành cho những ai vi phạm. Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định sẽ gây nên những khó khăn nhất định. Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức/ doanh nghiệp/ cá nhân không nắm vững, không theo kịp thì chắc chắn sẽ gặp rủi ro.

Rủi ro do môi trường kinh tế

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mọi sự biến đổi diễn ra trong môi trường này dù là rất nhỏ nhưng sẽ gây ra những bất ổn đến toàn bộ thị trường. Các biến đổi phổ biến: tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất thay đổi, giá cả biến động, … sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và kinh doanh quốc tế nói chung.

Rủi ro về chính trị – luật pháp – kinh tế

Rủi ro do môi trường công nghệ

Thay đổi cong nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt trội chỉ trong một đêm. Nhưng cũng chính những thay đổi công nghệ sẽ làm cho những sản phẩm hiện hữu bị lạc hậu cũng chỉ sau 1 đêm. Sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo lẫn hủy diệt! Đem đến cả cơ hội lẫn thách thức! Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro trong môi trường này.

Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức

Rủi ro có thể phát sinh trong: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa doanh nghiệp, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, … Rủi ro này có thể tồn tại dưới dạng: thiếu thông tin hoặc có nhiều thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo, máy móc thiết bị bị sự cố, xảy ra tai nạn lao động, hoạt động khuyến mãi quảng cáo bị sai lệch, chính sách đãi ngộ nhân viên không phù hợp, sản phẩm bị thu hồi, công nhân đình công, ….

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, rủi ro này có thể xuất hiện trong: quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

Rủi ro do nhận thức của con người

Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện và phân tích sai thì dẫn đến kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn.

[external_link offset=2]

Rủi ro về công nghệ – hoạt động tổ chức – nhận thức con người

Phân loại rủi ro theo môi trường tác động

Môi trường bên trong

Môi trường hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Để nghiên cứu rủi ro từ môi trường bên trong, chúng ta có thể tiếp cận từ các hướng:

  • Theo cách phân tích theo lĩnh vực: Quản trị (Hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự, kiểm soát), Marketing (nghiên cứu thị trường, giá, địa điểm, sản phẩm/ dịch vụ), Tài chính/ Kế toán, Sản xuất, Nghiên cứu và phát triển, Hệ thống thông tin.
  • Theo cách phân tích chuỗi giá trị: quản trị chuỗi cung ứng, quá trình tác nghiệp-nghiệp vụ, các hoạt động Logistics, các hoạt động đầu ra, bán hàng, marketing, dịch vụ, các hoạt động hỗ trợ (quản trị nhân sự, phát triển công nghệ, …).

Môi trường bên ngoài

Được chia thành 2 nhóm:

  • Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, chính phủ, luật pháp, văn hóa – xã hội, nhân khẩu học, địa lý, công nghệ, thông tin, …
  • Môi trường vi mô/ môi trường cạnh tranh: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hiện hữu và tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
Phân loại rủi ro theo môi trường tác động

Phân loại theo đối tượng rủi ro

  • Rủi ro về tài sản.
  • Rủi ro về nhân lực.
  • Rủi ro về trách nhiệm pháp lý.

Phân loại rủi ro theo các ngành, lĩnh vực hoạt động

  • Rủi ro trong công nghiệp.
  • Rủi ro trong nông nghiệp.
  • Rủi ro trong kinh doanh thương mại.
  • Rủi ro trong hoạt động ngoại thương.
  • Rủi ro trong ngân hàng.
  • Rủi ro trong kinh doanh du lịch.
  • Rủi ro trong đầu tư.
  • Rủi ro trong ngành xây dựng.
  • Rủi ro trong ngành giao thông vận tải.
  • Rủi ro trong ngành thông tin – liên lạc.
  • Rủi ro trong ngành giáo dục – đào tạo.

Xem thêm

  • 10 Phương thức mua bán giao dịch trên thị trường Quốc tế – Tài Liệu QTXNK
  • Marketing Dịch Vụ là gì? Mô hình 7P và chiến lược Marketing Mix Dịch Vụ

Theo Giáo trình Quản Trị Rủi Ro Và Khủng Hoảng

Nhóm Tác giả: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (chủ biên), Th.S Kim Ngọc Đạt – Th.S Hà Đức Sơn [external_footer]