Trái phiếu chính phủ là gì ? Quy định về trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do Chính phủ phát hành. Phát hành trái phiếu Chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Do đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

1. Khái niệm về trái phiếu Chính phủ.

Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.

[external_link_head]

Phát hành trái phiếu chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Do đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Hình thức ban đầu của trái phiếu chính phủ áp dụng phổ biến là hình thức chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.

Trái phiếu chính phủ gốm các loại sau:

1) Trái phiếu kho bạc: loại trái phiếu chính phủ được phát hành thông qua hệ thống kho bạc nhà nước;

2) Trái phiếu đầu tư: loại trái phiếu chính phủ phát hành theo phương thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, bảo lãnh hoặc đại lí phát hành. Trái phiếu chính phủ được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Người sở hữu trái phiếu chính phủ có các quyền lợi cơ bản: được Chính phủ bảo đảm thanh toán trái phiếu (gốc và lãi) khi đến hạn; được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc cầm cố; cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ trái phiếu.

2. Chủ thể mua và phát hành trái phiếu chính phủ

* Chủ thể mua trái phiếu chính phủ.

Chủ thể mua trái phiếu chính phủ bao gồm các đối tượng cụ thể sau:

Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

– Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.

* Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ.

Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ bao gồm các đối tượng sau:

– Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ là Bộ tài chính.

– Bộ tài chính ủy quyền cho Kho bạc nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

3. Phương thức phát hành trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ được phát hành dựa theo các phương thức như sau:

– Đấu thầu phát hành trái phiếu;

– Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

[external_link offset=1]

– Đại lý phát hành trái phiếu tại Việt Nam; đầu tư trái phiếu chính phủ phải thông qua hình thức đầu tư gián tiếp tại các quỹ đầu tư;

Quỹ này là quỹ đầu tư trái phiếu: Chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau (bất động sản bao nhiêu %, ngân hàng bao nhiêu %…).

* Quy trình phát hành trái phiếu chính phủ được thực hiện cụ thể như sau:

– Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch đăng ký mua hứng chỉ quỹ cho đại lý ủy quyền phân phối (lần đầu hay lần tiếp theo đều phải mở tài khoản).

– Bước 2: Thực hiện đặt lệnh mua bán theo quy định. Mỗi quỹ sẽ có mẫu biểu phiếu đặt lệnh khác nhau; nhưng có các nội dung cơ bản bắt buộc.

– Bước 3: Nắm giữ và chuyển đổi hoặc mua bán lại khi có nhu cầu rút vốn/rút tiền khỏi quỹ.

Các quy trình đầu tư quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hoạt động theo văn bản pháp luật, tính minh bạch cao. Các bước thực hiện đều được công bố rõ ràng.

4. Phương thức lựa chọn mua và lợi ích của các bên mua bán trái phiếu chính phủ.

* Phương thức lựa chọn mua trái phiếu chính phủ

Người mua trái phiếu chính phủ có thể lựa chọn các phương thức như sau để mua trái phiếu chính phủ, cụ thể:

– Sở giao dịch chứng khoán áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch trên hệ thống giao dịch.

– Các phương thức giao dịch thỏa thuận cụ thể:

+ Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại;

+ Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch.

* Lợi ích của các bên mua trái phiếu chính phủ

– Đối với bên đầu tư trái phiếu: Xem xét các lợi ích cũng như rủi ro thì so với thị trường chứng khoán hiện nay; đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là một kênh khá ổn định và phù hợp cho các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi và có thể bán lại dễ dàng cho các nhà đầu tư khác.

– Đối với các tổ chức:

+ Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu chính phủ như một công cụ an toàn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân bổ dòng tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định.

+ Trái phiếu chính phủ cũng là một kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn; đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện.

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

+ Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn; thì kênh trái phiếu Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại.

+ Trong trường hợp lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; đồng thời với cơ chế ngân hàng có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân; thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẫn; đặc biệt với các nước phát triển.

– Đối với bên bán trái phiếu: Khi phát hành trái phiếu; Chính phủ có thể bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương; hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.

5. Các hình thức đầu tư trái phiếu chính phủ

* Dựa vào lãi suất có thể chia trái phiếu chính phủ thành 3 loại:

Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi tức được xác định theo tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu trước đó.

– Trái phiếu có lãi suất không cố định: Lợi tức được trả trong các kỳ và biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

– Trái phiếu không lãi suất: Người mua trái phiếu không được hưởng lãi nhưng sẽ được mua trái phiếu với mức giá ưu đãi hơn nhiều (giá chiết khấu).

[external_link offset=2]

* Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:

– Trái phiếu vô danh: Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành. Người cầm giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu.

– Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành.

6. Lợi ích và rủi ro khi đối với trái phiếu chính phủ

* Lợi ích của trái phiếu chính phủ:

– Trái phiếu chính phủ là loại tài sản có tính an toàn cao, khả năng bảo toàn vốn cho khách hàng gần như là tuyệt đối, cùng với đó là thu nhập ổn định khi khách hàng được hưởng lợi tức trong thời gian năm giữ.

– Bên cạnh trái tức định kỳ, khách hàng còn có cơ hội được hưởng các khoản lợi nhuận cao hơn giá trị ban đầu khi giá trái phiếu biến động tăng.

– Sử dụng nguồn vốn linh hoạt: Khi có nhu cầu sử dụng vốn, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán lại, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.

– Rủi ro đơn vị phát hành: Do đây là trái phiếu do Chính phủ phát hành và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nên rủi ro của nhà phát hành rất thấp.

– Dòng tiền được xác định rất rõ ràng: Vì trái phiếu thực chất là một khoản vay với mệnh giá và lãi suất được thanh toán tại các khoản thời gian xác định trước giúp khách hàng dễ dàng xây dựng được danh mục khi dòng tiền về đã được xác định rõ ràng thời điểm;

– Trái tức khách hàng nhận được định kỳ từ tổ chức phát hành được miễn thuế thu nhập.

* Rủi ro của trái phiếu chính phủ

– Lãi suất thị trường trái phiếu có thể biến động tăng so với lãi suất tại thời điểm đầu tư khiến giá trị đầu tư của khách hàng suy giảm nếu bán;

– Tuy trái phiếu chính phủ có mức độ rủi ro thấp nhưng khả năng vỡ nợ của nhà phát hành cũng có thể xảy ra.

7. Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chính phủ.

* Ưu điểm của trái phiếu chính phủ

– Mức độ tin cậy: Với các chủ thể phát hành ra trái phiếu khác, nhà đầu tư sẽ phải tìm hiểu về chủ thể đó, khả năng chi trả… để đảm bảo độ an toàn trong quá trình sinh lời. Nhưng đối với trái phiếu Chính phủ thì nhà đầu tư sẽ được đảm bảo bởi uy tín của Nhà nước và chính xác là ngân sách nhà nước. Chính vì vậy so với các chủ thể phát hành khác thì nhà đầu tư sẽ có lòng tin hơn rất nhiều.

– Thông tin nắm bắt được: Các thông tin về trái phiếu Chính phủ sẽ được cập nhật liên tục, hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Nếu như các chủ thể phát hành trái phiếu khác nhà đầu tư sẽ phải chọn lọc các nguồn thông tin. Thì đối với trái phiếu Chính phủ những thông tin đó sẽ được niêm yết công khai.

– Chọn lọc nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường: Trái phiếu Chính phủ không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể mua được. Khi mua trái phiếu Chính phủ nhà đầu tư sẽ thông qua hình thức đấu thầu hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước. Tức là qua hình thức này chủ thể ban hành sẽ chọn lựa những nhà đầu tư đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch tiếp theo.

* Nhược điểm của trái phiếu chính phủ

– Lãi suất: So với các chủ thể phát hành trái phiếu khác thì trái phiếu Chính phủ được cho là có lãi suất thấp hợn . Mục tiêu của nhà đầu tư là sinh lời khoản tiền mình đang có, chính vì vậy lãi suất thấp hơn những nhà phát hành khác mô hình chung đã tạo nên nhược điểm của trái phiếu Chính phủ

– Quy trình: Quy trình để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ không đơn giản, sẽ phải trải qua quá trình như Luật đã quy định và chắc chắn rằng không phải nhà đầu tư nào cũng đủ điều kiện để có thể mua được trái phiếu Chính phủ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm) [external_footer]