Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mô hình nến (Candlesticks) được sử dụng rộng rãi trong phân tích chứng khoán. Đây là cách mô hình hóa diễn biến giao dịch của một cổ phiếu trong một khoảng thời gian.

Giới thiệu về mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật (Candlesticks) là các biểu đồ dạng hình nến giúp thể hiện vận động của cổ phiếu trong khoảng thời gian (1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng; một số trường hợp người dùng sử dụng khung thời gian theo phút hoặc giờ). Thông thường, mô hình nến được thể hiện bằng nến xanh hoặc đỏ, theo đó:

[external_link_head]

  • Khi giá đóng cửa > giá mở cửa sẽ tạo nến xanh.
  • Khi giá đóng cửa
  • Thân nến hình chữ nhật thể hiện sức mua bán của cổ phiếu. Thân nến càng dài càng thể hiện biến động lớn trong khoảng thời gian giao dịch.
  • Bóng nến là các đường thẳng thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian giao dịch (trường hợp không có bóng nến biểu thị mức giá đóng hoặc mở cửa là cao nhất hoặc thấp nhất trong kỳ giao dịch).

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều cần biết về thị trường chứng khoán

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Hãy cùng Thebank tìm hiểu về mô hình nến Nhật nhé!

Các mô hình nến Nhật phổ biến

Mẫu hình nến đảo chiều tăng giá

Mô hình nến Bullish Engulfing

Mô hình nền Bullish Engulfing thể hiện đảo chiều tăng giá, thường xảy ra trong một xu hướng giảm. Kết cấu bao gồm một nến xanh bao phủ hoàn toàn nến đỏ trước đó. Giá mở của nến xanh có khoảng cách với nến đóng cửa trước đó nhưng giá đóng cửa lại ở mức cao báo hiệu xu hướng tăng hình thành.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing

Mô hình nến Piercing

Mô hình nến Piercing xảy ra khi xuất hiện nến xanh đóng cửa ở mức cao trên khoảng nửa thân nến đỏ trước đó. Ngoài ra, thân nến xanh có độ dài tương đương với nến đỏ. Điều này ám chỉ dấu hiệu tăng giá khi mức tăng trở lại gần bằng mức giảm của phiên trước.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Piercing

Mô hình nến Hammer/Inverted Hammer

Mô hình nến Hammer xuất hiện khi giá mở mở và đóng cửa ở mức gần giống nhau, tạo thân nến nhỏ với bóng nến dài (khoảng gấp 2 lần độ dài thân nến). Mẫu hình nến thường xảy ra ở đáy quá trình giảm giá, báo hiệu mức giá giảm nhưng phản ứng tăng trở lại khi có lực cầu lớn trong phiên.

Mô hình nến Inverted Hammer xuất hiện khi giá mở và đóng cửa ở mức gần giống nhau, tương tự như mẫu nến Hammer nhưng thân nến hình thành ở vùng giá thấp nhất trong phiên. Mẫu hình nến này thể hiện sự lưỡng lự trong pha giảm, lượng cầu có lúc đẩy lên ở mức cao.

[external_link offset=1]

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Hammer và Inverted Hammer

Mô hình nến Morning Star

Mô hình nến Morning Star được cấu thành bởi 3 nến, trong đó, nến thứ nhất là một cây nến đỏ với thân nến dài, nến thứ hai có thân nhỏ có khoảng cách với nến thứ nhất. Nến thứ ba là cây nến xanh với thân nến dài, tạo khoảng cách với nến hai.

Mẫu nến này xảy ra trong quá trình giảm giá, báo hiểu đảo chiều tăng giá. Trong đó, nến thứ hai thể hiện việc giảm tiếp tục duy trì từ nến thứ nhất nhưng mức giảm không lớn trong phiên và tăng mạnh trở lại ở nến thứ ba báo hiệu đảo chiều.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Morning Star

Mẫu hình nến đảo chiều giảm giá

Mô hình nến Bearish Engulfing

Mẫu hình nến Bearish Engulfing là mẫu hình ngược lại của Bullish Engulfing với nến thứ hai là cây nến đỏ bao trùm nến xanh trước đó. Mẫu hình này báo hiệu đảo chiều giảm sau một xu hướng tăng.

Mô hình nến Dark Cloud Cover

Mẫu hình nến Dark Cloud Cover là mẫu hình ngược lại của mẫu hình Piercing với nến thứ hai là nến đỏ, đóng cửa dưới một nửa nến xanh trước đó. Mẫu nến này báo hiểu đảo chiều giảm, xảy ra sau một quá trình tăng giá.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Dark Cloud Cover

Mô hình nến Hanging man/Shooting Star

Hai mô hình nên Hanging man và Shooting Star có kết cấu tương tự với Hammer và Inverted Hammer. Tuy nhiên,  hai mô hình này xuất hiện trong một chu kỳ tăng giá, báo hiệu đảo chiều giảm khi thể hiện một lượng cung lớn xảy ra.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Hanging man và Shooting Star

Mô hình nến Everning Star

Giống với mô hình Morning Star, mô hình nến Everning Star cũng có kết cấu bởi 3 nến, nhưng bắt đầu bởi một nến xanh có thân nến dài, kế tiếp là một nến có thân nhỏ tạo khoảng cách tăng so với nến trước và kết thúc bằng một nến đỏ dài. Mô hình nến này xảy đến cuối giai đoạn tăng, báo hiệu đảo chiều giảm.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Everning Star

Các mẫu hình nến khác

Mô hình nến Marubozu

Nến Marubozu là nến có thân nến dài (có thể là nến xanh hoặc đỏ) và không có bóng nến, thể hiện mức giá cao nhất hay thấp nhất chính là các mức giả mở hoặc đóng cửa trong phiên. Mẫu nến này thể hiện lực cung hoặc cầu rất mạnh trong phiên, cho thấy sự áp đảo của bên mua hoặc bán.

Mô hình nến Doji

Các mô hình nến Doji tạo nên khi giá mở cửa và đóng cửa ở mức gần như tương đương và có bóng nến dài. Mô hình nến này thể hiện sự do dự của bên mua và bên bán, vừa thể hiện đảo chiều nhưng cũng có thể coi báo hiệu của việc tiếp tục xu hướng.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Các mẫu hình nến Doji

Hai biến thể của Doji bao gồm Dragon Fly Doji và Gravestone Doji. Trong đó, Dragon Fly Doji có mức đóng và mở cửa ở điểm cao nhất trong phiên, thường xảy ra ở cuối xu hướng giảm giá, báo hiệu đảo chiều tăng.

[external_link offset=2]

Ngược lại, Gravestone Doji có mức đóng và mở cửa ở điểm thấp nhất phiên, xảy ra ở đỉnh xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều giảm giá.

Một mẫu hình nến khác giống như Doji là Spinning top với bóng nến dài, thân nến hẹp, khoảng cách mức giá đóng và mở cửa không cao (nhưng lớn hơn Doji). Mẫu hình này của thể hiện sự giằng co giữa phe mua và bán trong phiên.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Spinning Top

Mô hình nến Harami

Mô hình nến Harami là mô hình báo hiệu đảo chiều tăng hoặc giảm. Trong đó, Harami tăng bao gồm nến thứ hai là nến xanh với thân nhỏ nằm khoảng giữa nến đỏ dài trước đó. Ngược lại, Harami giảm được thể hiện nến hai là nến đỏ, nến đầu tiên là nến xanh.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Mẫu hình nến Harami

Mô hình 3 cây nến

Mô hình Bullish 3 Method Formation bao gồm 3 nến nhỏ giảm liên tục, nằm trong trong 2 nến xanh có bóng nến dài. Mẫu hình này báo hiệu tiếp tục xu hướng tăng, thể hiện việc giảm giá chỉ là tạm thời.

Ngược lại, mô hình Bearish 3 Method Formation gồm 3 nến nhỏ tăng liên tục trong 2 nến đỏ có bóng nến dài, thể hiện tiếp tục xu hướng giảm.

Hai mô hình 3 nến khác bao gồm Three Black Crows và Three White Soldiers. Trong đó, mẫu nến Three Black Crows gồm 3 nến giảm liên tục với thân nến dài. Trái lại, mẫu Three White Soldiers gồm 3 nến tăng liên tục.

Mẫu hình Three Black Crows xuất hiện trong xu hướng giảm báo hiệu sự tiếp tục xu hướng, nhưng xuất hiện trong một chu kỳ tăng sẽ báo hiệu đảo chiều giảm. Ngược lại, mẫu Three White Soldiers báo hiệu đảo chiều nếu ở trong xu thế giảm và tiếp tục xu thế nếu trong một xu thế tăng.

Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Các mẫu hình 3 cây nến

Việc sử dụng các mẫu hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán nên kết hợp với các tín hiệu khác như RSI, Bollinger Bands, Fibonacci hay MACD … Nếu còn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay  [external_footer]