Phân biệt đặc điểm của các loại thư tín dụng

Thư tín dụng là một phần không thể thiếu của thương mại quốc tế. Hiện nay, có mấy loại thư tín dụng được chấp nhận và ưu nhược điểm của chúng ra sao? Lựa chọn hình thức thư tín dụng phù hợp trong mua bán và thanh toán quốc tế là điều tối quan trọng của mỗi doanh nghiệp.

Thư tín dụng (L/C) không chỉ quan trọng với người bán, người xuất khẩu mà còn là một trong những lĩnh vực đặc biệt của ngân hàng. Thư tín dụng là gì và cách phân biệt các loại thư tín dụng như thế nào? Ưu nhược điểm của chúng ra sao?

[external_link_head]

Tìm hiểu về thư tín dụng 

Thư tín dụng hay còn gọi là L/C (Letter of Credit) là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu người nhập khẩu, cam kết với người bán/người xuất khẩu sẽ trả một số tiền nhất định trong thời gian nhất định nếu người bán xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.

Đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu, đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu. Vì vậy, NH sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: Đề nghị ký quỹ, vay vốn…Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng, NH có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc ngân hàng công bố trong từng thời kỳ cụ thể.

Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của thư tín dụng

Các loại thư tín dụng

Căn cứ vào tính chất của từng giao dịch, thư tín dụng được chia thành các loại sau đây:

Phân biệt đặc điểm của các loại thư tín dụng

Các loại thư tín dụng

Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu.

Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006).

Thư tín dụng không thể hủy ngang còn có một loại nữa là thư tín dụng có xác nhận (Confirm L/C). Loại thư tín dụng này có sự tham gia của 2 ngân hàng: ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận L/C. Đây là loại L/C không hủy ngang do 1 NH mở và được NH khác xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của NH mở. Sự xác nhận của NH này là 1 cam kết chắc chắn cộng thêm vào cam kết chắc chắn của NH mở.

Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C)

Thư tín dụng này có đặc điểm người bán cho phép người mua trả chậm, thanh toán vào một thời điểm sau ngày L/C phát hành. Do đó, trên L/C có ghi rõ ngày thanh toán.

Thư tín dụng trả chậm có xác nhận: Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.

[external_link offset=1]

Thư tín dụng trả chậm không có xác nhận: Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán đối với người xuất khẩu.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật ngay những quy định mới nhất về thư tín dụng trả chậm

Phân biệt đặc điểm của các loại thư tín dụng

Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C)

Thư tín dụng trả dần (Defered L/C)

Là L/C trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date).

Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit)

Thư tín dụng dự phòng là gì? Là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

  • Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
  • Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
  • Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.
  • Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy: Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy: Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

Phân biệt đặc điểm của các loại thư tín dụng

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác. Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc.

Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình. Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm trong L/C gốc. Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản quy định trong L/C gốc.

Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác.

L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là người mua, người bán của nhau.

Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh toán của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo quy định trong L/C kia. Hay nói cách khác, 2 thư tín dụng này có mối quan hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau.

So sánh ưu thế và nhược điểm các loại thư tín dụng 

Các loại L/C Ưu điểm Nhược điểm

Hủy ngang

  L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn, không an toàn, không có giá trị sử dụng cao

Không hủy ngang

Người bán được đảm bảo chắc chắn hơn, không thể tự ý sửa đổi L/C  

Trả chậm

– So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.

– Sử dụng L/C có xác nhận thì mức độ an toàn cho người xuất khẩu cao hơn.

[external_link offset=2]

– Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không bị mất phí xác nhận.

– Nếu sử dụng phương thức không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu (i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc (ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán.

– Người xuất khẩu phải chịu các chi phí tài chính (lãi tiền vay, nếu có) trong thời gian cho trả chậm.

– So với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu, thì chi phí liên quan đến các phương thức L/C trả chậm cao hơn.

Dự phòng

  Chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện

Tuần hoàn

Số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp, thuận tiện hơn cho cả người bán và người mua.

Sau khi xử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của NH mở

Phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị.

Chuyển nhượng

-Số tiền (thường ít hơn)

-Đơn giá (thấp hơn)

-Thời hạn hiệu lực (ngắn hơn)

-Thời hạn xuất trình chứng từ (sớm hơn)

-Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn)

– Ngoài ra tên của người hưởng lợi thứ nhất có thể thay thế cho tên của người yêu cầu mở L/C.

 

Giáp lưng

NH phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không rang buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau.  

Đối ứng

Thuận lợi cho 2 bên giao dịch vừa là người mua vừa là người bán của nhau.

L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành, do đó hạn chế hơn

so với các dạng L/C khác.

Những thông tin trên vô cùng có ích cho những ai có ý định giao thương, buôn bán, đặc biệt là thanh toán quốc tế. Các loại thư tín dụng L/C sẽ được mở tùy thuộc vào mặt hàng, phương thức bán hàng và thời gian giao dịch giữa người mua và người bán. Phân ra các loại LC như trên là việc làm vô cùng cần thiết nhằm hỗ trợ cho quá trình mua bán thuận lợi hơn.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay [external_footer]