Khấu hao lũy kế Accumulated Depreciation là gì và cách tính | CareerLink.vn

Khấu hao lũy kế Accumulated Depreciation là gì và cách tính | CareerLink.vn

Accumulated Depreciation là gì? Định nghĩa, ví dụ, cách tính khấu hao cũng như căn cứ xác định khấu hao sẽ được nêu chi tiết trong các nội dung sau.

[external_link_head]

Accumulated Depreciation là gì?

Accumulated Depreciation là tên tiếng Anh dùng để chỉ khái niệm khấu hao lũy kế (hoặc khấu hao tích lũy). Khái niệm này dùng để chỉ mức khấu hao của tài sản được tích lũy đến thời điểm hiện tại. Thời điểm đó nằm trong vòng đời sử dụng của tài sản.

Trong báo cáo kế toán, khấu hao lũy kế sẽ được ghi vào bên Có. Nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm giảm giá trị tài sản cũng như giảm tổng giá trị của doanh nghiệp.

Việc kê khai Accumulated Depreciation buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán nhất định. Qua mỗi kỳ hạch toán (quý, năm) thì dây chuyền sản xuất cũng trải qua một thời kỳ khấu hao (hao mòn) nhất định.

Khấu hao lũy kế chính là việc xác định tổng khấu hao của dây chuyền từ thời điểm mới được xây dựng cho đến thời điểm hiện tại. Như vậy vào cuối vòng đời sử dụng của dây chuyền, thì tổng giá trị sổ sách của tài sản cũng sẽ bằng với giá trị còn lại của tài sản dây chuyền.

Cụ thể, năm đầu tiên dây chuyền sản xuất tiêu hao 10% giá trị, năm thứ 2 tiêu hao 30% giá trị. Như vậy tổng khấu hao lũy kế của hệ thống dây chuyền là 40%. Dây chuyền có vòng đời sử dụng 2 năm. Sau 2 năm, giá trị thực của dây chuyền chỉ còn lại 60% so với ban đầu. Đây cũng là con số mà sổ sách kế toán phản ánh.

Khấu hao lũy kế – Accumulated Depreciation là tổng số chi phí khấu hao được phân bổ cho một tài sản cụ thể kể từ khi tài sản đó được sử dụng.

Khấu hao lũy kế liên quan gì đến khấu hao?        

[external_link offset=1]

Khấu hao (Depreciation) là khái niệm dùng chỉ sự giảm sút của tài sản trong quá trình sử dụng. Khấu hao được sử dụng giúp doanh nghiệp có thể bù đắp được sự hao mòn của tài sản (đa phần đều là tài sản cố định). Về cơ bản, thì khấu hao dùng để chỉ mức hao hụt ở một thời điểm nhất định, được tính cụ thể qua từng năm.

Trong khi đó, khấu hao lũy kế dùng để chỉ cho tổng khấu hao của các thời điểm kể từ khi bắt đầu sử dụng tài sản.

Phân biệt được 2 khái niệm này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự hạch toán khấu hao chi tiết, đồng thời nắm bắt được tổng hao hụt tài sản và giá trị hao hụt được tính qua từng tháng, quý, năm.

Quá trình khấu hao chính là việc định hình giá trị ban đầu của tài sản, sau đó trải qua các kỳ kế toán và xác định giá trị của tài sản đó đã bị giảm dần theo thời gian. Doanh nghiệp thực hiện tính toán chi phí khấu hao để bổ sung vào các báo cáo kế toán. Tuy nhiên nó lại được gọi là chi phí không tính toán, vì nó không liên quan đến việc thanh toán bằng tiền mặt.

Do đó, khi thực hiện kê khai khấu hao, doanh nghiệp thường lập các báo cáo lưu chuyển tiền tiện theo phương pháp gián tiếp để thuận tiện đưa khấu hao vào chi phí. Từ đó, mức thu nhập ròng hay lợi nhuận cũng được cân đối tính toán hợp lý, trừ đi phần khấu hao đã được thiết lập.

Xác định Accumulated Depreciation dựa trên tiêu chí nào?

Cách xác định Accumulated Depreciation là gì? Có 2 tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp xác lập được mức khấu hao lũy kế:

Xác định mức độ hao mòn của tài sản

Một tài sản cố định được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo thời gian đa phần đều sẽ giữ được hình thái ban đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế thì vì chịu tác động từ các điều kiện sử dụng, tài sản cố định sẽ dần hao mòn cả về tính năng, công dụng, ngoại hình.

Từ đó giá trị của tài sản cũng sẽ bị giảm sút theo thời gian. Việc giảm sút giá trị được gọi là hao mòn tài sản cố định và có 2 dạng thức hao mòn sau:

Hao mòn hữu hình: Đây là những hao mòn có thể nhìn thấy được. Trong quá trình vận hành, tài sản sẽ bị hao mòn về vẻ bề ngoài, tính năng cũng như hiệu suất hoạt động. Đây là những điều có thể dễ dàng nhận thấy được.

Hao mòn vô hình: Những hao mòn vô hình đến từ nhiều yếu tố. Hiểu theo cách đơn giản nhất, hao mòn vô hình chính là việc suy giảm giá trị của tài sản. Ví dụ công nghệ ngày càng hiện đại, dây chuyền sản xuất ban đầu doanh nghiệp mua với giá 1 triệu USD.

Tuy nhiên hiện nay với 1 triệu USD, có thể mua được những dây chuyền hiện đại hơn nhiều lần. Vì vậy dây chuyền doanh nghiệp đang sở hữu đã bị giảm giá đáng kể. Khi tài sản xuất hiện hao mòn vô hình, hiệu quả kinh tế cũng doanh nghiệp cũng bị giảm sút.

Vì vậy, doanh nghiệp luôn cần đổi mới và áp dụng tối đa khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy mới đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường.

Xác định mức khấu hao Accumulated Depreciation

[external_link offset=2]

Thông qua hao mòn có thể nhận biết được từ mắt thường cũng như quá trình so sánh tài sản với các tài sản đang có trên thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức khấu hao chi tiết. Doanh nghiệp đưa khấu hao vào chi phí sản xuất sẽ rất có lợi.

Xét về nhiều mặt, thì quỹ khấu hao sẽ là nguồn tài chính hữu hiệu cho các quá trình nâng cấp, đổi mới các tài sản cố định của doanh nghiệp.

Các phương pháp tính khấu hao lũy kế cho doanh nghiệp

Hiện nay, Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được phép thực hiện Accumulated Depreciation tài sản. Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều sẽ được tính khấu hao và khấu hao lũy kế. Vì vậy doanh nghiệp cũng sẽ đảm bảo được quyền lợi trước thuế của mình. Có rất nhiều cách để tính khấu hao lũy kế và phổ biến nhất là 2 cách tính dưới đây:

Tính khấu hao theo đường thẳng

Còn được gọi là tính khấu hao tuyến tính. Phương pháp này là phương pháp tính khấu hao được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ chia đều mức khấu hao trong vòng đời của tài sản.

Ví dụ như tài sản có giá trị 1 tỷ đồng, hạn sử dụng 5 năm. Như vậy, mỗi năm mức độ khấu hao sẽ là 20%, tương đương 200 triệu đồng. Mức khấu hao tích lũy tại năm thứ nhất là 200 triệu, năm thứ 2 là 400 triệu, năm thứ 3 là 600 triệu… Hoặc thay vì tính cho năm, doanh nghiệp có thể tính tháng hoặc quý.

Tính khấu hao giảm dần

Khấu hao giảm dần khá có lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập, muốn có nguồn vốn để xoay vòng hoạt động. Năm thứ nhất mức khấu hao sẽ nhiều nhất, và giảm dần cho các năm tiếp theo. Khấu hao lũy kế cũng sẽ được tính theo phương pháp này. 

Trong cách tính khấu hao giảm dần, doanh nghiệp cũng có 2 chọn lựa là khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng tài sản và khấu hao theo số dư giảm dần của tài sản. Cả 2 phương pháp đều khá đơn giản và cũng được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.

Tính Accumulated Depreciation sẽ không quá khó với những kế toán viên chuyên nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phần nào nắm được Accumulated Depreciation là gì, vai trò cũng như các cách tính khấu hao lũy kế. Chúng tôi luôn không ngừng cập nhật các kiến thức kinh tế – tài chính mới nhất. Đừng bỏ sót bất kỳ bài viết nào nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong tương lai!

Pha Lê [external_footer]