Khám phá thú vị về đồng xu đô la Mỹ – Công Ty Tư Vấn Du Học Và Di Trú THANH TÂM

Những chi tiết nhỏ góp phần tạo ra sức mạnh diệu kỳ của đô la Mỹ

Thật thú vị, bất ngờ và có thế bạn chưa biết khi khám phá những đồng xu đang lưu hành thanh toán trong mua bán hàng ngày tại Mỹ có rất nhiều đồng xu được sản xuất từ thời chiến tranh thế giới II, đồng xu cũng thể hiện khát vọng tự do, đồng xu cũng thể hiện rõ tin tưởng tín ngưỡng Thần, đồng xu thể hiện tính chính xác khi thanh toán đến từng xu tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới.

[external_link_head]

Đầu tháng 5/2015 tôi được đến New York dự một sự kiện thông tin lớn toàn cầu. Tôi và vài người bạn ở cùng phòng khách sạn tọa lạc ngay Quảng trường Thời đại. Chúng tôi đi mua hàng và được trả lại tiền thừa là những đồng xu. Lần đầu tiên được cầm những đồng xu đô la, trước đó chỉ biết đến tiền đô giấy. Tôi cầm những đồng xu để xem và thật bất ngờ, rất nhiều những đồng xu mình đang cầm trong tay là được đúc từ chiến tranh thế giới lần thứ II. Ở Việt Nam thì những đồng xu sản xuất trước năm 1950 đã được coi là xu cổ và đã nằm trong bộ sưu tập xu rồi. Càng nhìn kỹ, tôi lại phát hiện ra những điều bí mật thú vị hơn nữa về đồng xu đô la Mỹ. Phải chăng chính những chi tiết nhỏ ấy thôi cũng góp phần tạo ra sức mạnh cho đồng đô la Mỹ?

Vài nét về tiền xu Mỹ

Hai trăm năm nay, đô la Mỹ là đồng tiền được giao dịch phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng làm tích lũy, cất trữ tài sản và cũng là đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Từ năm 1792, nước Mỹ phát hành tiền dưới dạng xu, thời ấy đồng đô la được đảm bảo bằng vàng, những đồng xu được đúc hoàn toàn từ vàng và bạc, có trị giá tương đương. Sau đó đến năm 1862, trong thời kỳ nội chiến, Bộ Tài chính Mỹ mới phát hành tiền giấy cotton, đô la giấy xuất hiện với các mệnh giá cao hơn. Từ đấy, tiền xu là tiền lẻ chủ yếu được sử dụng tại nội địa Mỹ, trong khi 47% tiền giấy lại nằm ở nước ngoài.

Với tư cách tiền lẻ, tiền xu sau đó được đúc bằng hợp kim với các loại tiền xu đang lưu hành có loại 1 cent (penny), 5 cent (nickel), 10 cent (dime), 25 cent (quarter). Còn có xu 50 cent và $1 nhưng không thịnh hành.

Theo hiến pháp từ thời Cách mạng Mỹ, những người còn sống không được phép có mặt trên xu đô la. Việc này để tuyên bố Mỹ không phải nước theo chế độ quân chủ, đưa hình vua cai trị lên đồng xu của quốc gia.

Chi phí đúc tiền xu lớn hơn giá trị thật của nó

Hàng năm, Mỹ đúc ra hàng tỷ USD tiền xu, nhưng mệnh giá của số tiền xu này nhỏ hơn chi phí để sản xuất ra chúng. Do đó, mỗi năm người Mỹ sẽ mất hàng triệu USD vì tiền xu.

[external_link offset=1]

Giống như bất kỳ nước nào trên thế giới, khi giao dịch bằng tiền mặt ở Mỹ, người tiêu dùng sẽ được trả lại tiền thừa bằng tiền xu. Thế nhưng, họ ít có xu hướng sử dụng số tiền xu này cho các lần mua hàng sau đó. Kết quả là, số tiền xu trong công chúng ngày càng lớn dần lên. Thực tế, phần lớn những đồng xu 1 cent thường không tiếp tục quay lại lưu thông trên thị trường.

Với tình trạng này, nhiều người sẽ tự hỏi tại sao Mỹ vẫn phải phát hành tiền xu? Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần đến tiền xu để trả lại tiền thừa và do đó Cục đúc tiền kim loại Hoa Kỳ (U.S.Mint) vẫn phải tiếp tục đáp ứng nhu cầu. Hàng năm, cơ quan này đã đúc ra hàng tỷ đồng 1 cent (penny) – nhiều hơn tổng số các đồng 5 cent (nickel), 10 cent (dime) và 25 cent (quarter) được đúc ra.

Trong quá trình này, một lượng tiền xu bị mất, vứt bỏ hoặc phá hủy, khiến nhu cầu về tiền xu mới luôn xuất hiện. Penny là đồng xu biến mất nhiều nhất. Theo số liệu của Fed, kể từ năm 2000, 21% số penny được đúc ra đã biến mất, gần gấp đôi so với số đồng 25 cent bị mất.

Đồng xu cũng thể hiện niềm tin và khát vọng tự do

Đặc điểm quan trọng nhất của đồng đô la Mỹ là sự tin cậy. Phía trên mặt sau các đồng xu Mỹ đều có chữ Liberty in Hoa, kích cỡ rất to, rõ nét, với ý nghĩa rằng tự do là trên hết. Chữ này thể hiện niềm tin và khát vọng tự do của người Mỹ, cũng khiến người ta liên tưởng đến Tượng Nữ Thần Tự do ở ngoài khơi New York. Niềm tin và khát vọng tự do cũng chính là lẽ sống của nhân loại yêu chuộng hòa bình và tự do. Với người Mỹ thì niềm tin là rất quan trọng, vì vậy người nói dối còn xấu xa hơn kẻ trộm cắp.

Niềm tin, khát vọng tự do được nhắc nhở trên đồng tiền xu, để người dân cầm nó khi chi tiêu hàng ngày sẽ ngày càng in sâu vào tư tưởng họ, đây cũng là một trong những lý do tạo nên sức mạnh của đồng đô la Mỹ.

Chính niềm tin và khát vọng tự do đã làm cho Mỹ trở thành nền kinh tế có mức hiệu suất kinh tế lớn nhất trong suốt hàng trăm năm qua; trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì GDP của Mỹ trong năm 2013 là 16.768 nghìn tỷ USD, nằm ở vị trí thứ 2 là Trung Quốc  với 9.24 nghìn tỷ USD. Nếu bạn nghĩ rằng Trung Quốc sắp vượt qua Mỹ về quy mô, thì Trung Quốc sẽ phải tăng trưởng 12%/năm trong vòng 20 năm thì mới bắt kịp được Mỹ.

Khám phá thú vị về đồng xu đô la Mỹ - Công Ty Tư Vấn Du Học Và Di Trú THANH TÂM
Tượng nữ thần tự do

Để hiểu được tự do là điều không dễ, vì khi bạn chưa biết thì rất khó định nghĩa, khó hình dung cho rõ ràng. Nhưng có điều chắc chắn là tự do này không được hiểu kiểu như: tự do uống rượu, hút thuốc, tự do xả rác, tự do phá hoại môi trường; tự do kinh doanh, buôn bán, sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không có nguồn gốc; tự do buôn bán, sử dụng hóa chất tăng trưởng, kích vọt trong chăn nuôi… Nếu hiểu theo cách người Mỹ thì “tự do” vừa liệt kê này có liên quan đến làm tổn hại con người.

Đồng xu cũng thể hiện rõ tin tưởng tín ngưỡng Thần

Các Đạo luật năm 1864 và 1865 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đã quy định “câu tiêu ngữ ‘In God We Trust’ phải được in trên tất cả các đồng tiền vàng, bạc và giấy. Năm 1956, Quốc hội Mỹ đã tái khẳng định in dòng “In God we trust” vào mặt sau của tất cả các đồng tiền, kế cả tiền xu. In God We Trust nghĩa tiếng Việt là “Chúng ta tin tưởng vào Thượng Đế” hay “Chúng ta tin tưởng vào Chúa”, đây là một “tiêu ngữ “. Vì vậy, trên các đồng xu, cụm từ này xuất hiện từ năm 1864.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên VN, Thành Tâm
Ảnh Đại Kỷ Nguyên VN, Thành Tâm

Từ “God” có thể dịch là “Thượng Đế”, “Chúa”, “Thần thánh”… chỉ Đấng Tối cao trong tín ngưỡng. Theo ý hiểu đó, “God” có thể hiểu là Đức Phật, Thiên Chúa, Đức Allah hay bất cứ vị thần thánh nào, tùy thuộc vào niềm tin, tôn giáo và tín ngưỡng của mỗi người.

Sự hiện diện của cụm từ “In God We Trust ” trên tiền tệ của nước Mỹ là một lời nhắc nhở rằng “có Thần ở khắp mọi nơi, cho dù chúng ta có tin hay không.” Nó nhắc nhở con người trước khi làm gì cũng phải biết cân nhắc, làm điều tốt thì được thiện báo phúc báo và ngược lại, làm điều không tốt thì sẽ phải hoàn trả cho tội lỗi của mình. Với sự hiện diện củả Thần ở khắp mọi nơi như vậy thì đạo đức con người sẽ được duy trì, tuyên dương, xã hội con người sẽ tốt đẹp.

Điều này là trái ngược với những học thuyết vô thần, vô đạo, và người Mỹ không tin vào những người vô thần, vô đạo, bởi vì những người đó không có gì để ước chế, câu thúc đạo đức, người ta sẽ dám làm những việc xấu mà không sợ bị Thần trừng phạt. Nếu vậy, đạo đức xã hội sẽ đi xuống, điều xấu sẽ tràn lan.

Đồng tiền sẽ có thế làm cho người ta bị mê mờ, nên ‘tiêu ngữ’ “In God We Trust ” trên đồng tiền nhắc nhở con người đừng vì tiền mà làm điều xấu ác. Một ‘tiêu ngữ’ thật là ý nghĩa với nhân loại.

Đồng xu thể hiện tính chính xác khi thanh toán đến từng xu

[external_link offset=2]

Thực tế, chi phí đúc đồng 1 cent và 5 cent lớn hơn mệnh giá của những đồng xu này. Năm 2011, khi chi phí cao nhất, phải tốn tới 2,41 cent để đúc 1 đồng 1 cent và 11,18 cent để đúc đồng 5 cent.

Không phải người Mỹ không nghĩ đến việc ngừng dùng đồng 1 cent. Đã có nhiều loại tiền giấy được đưa ra để thay thế đồng penny nhưng đều không thành công. Năm 2010, Quốc hội Mỹ yêu cầu Cục đúc tiền tìm ra những cách rẻ hơn để đúc tiền xu, ví dụ như thay đổi vật liệu, nhưng cơ quan này không thể tìm được cách sản xuất đồng 1 cent với giá dưới 1 cent.

Thực tế là 1 cent (xu) ở Mỹ bây giờ giá trị rất thấp, không thể mua gì với vài cent, vậy thì tại sao họ không bỏ đơn vị cent đi, dùng đơn vị nhỏ nhất 1 đô? Giống như Việt Nam đã bỏ xu, hào từ lâu, thậm chí coi 1.000 đồng là bé nhất rất tiện lợi và tiết kiệm.

Nằm trong nhóm những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong tiêu dùng cao như: Anh, Pháp, Đức, Hà lan, Thụy điển, Bỉ, Úc, Canada, Hàn Quốc. Mỹ có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong tiêu dùng: 80%, tỷ lệ người dân có thẻ ghi nợ: 72%.

Tuy nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, mua những hàng hóa, vật dụng nhỏ, người dân vẫn sử dụng tiền mặt. Vì vậy, để thanh toán lại tiền thừa thì vẫn phải có tiền xu, mặc dù giá trị 1 cent rất nhỏ, nhưng người ta vẫn phải thanh toán cho nhau chính xác đến từng xu. Không thể trả thiếu dù chỉ 1 xu, và trong hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và trong các báo cáo thông tin vẫn ghi chính xác đến xu. Bởi vì hệ thống tiền tệ của Mỹ có đến xu, người dân vẫn yêu quí những đồng xu, xã hội vẫn chấp nhận nó, nên tiền xu vẫn tồn tại và được hạch toán đầy đủ.

Qua sự tồn tại của đồng 1 xu cho thấy hệ thống tiền tệ Mỹ rất rõ ràng, minh bạch, chính xác, sòng phẳng, đảm bảo chữ Tín.

Đồng xu thể hiện bản tính thiện

Việc chạm răng cưa ở cạnh viền của đồng tiền xu không phải là để làm đẹp, mà để chống là giả. Ngoài ra, việc tạo ra các răng cưa trên cạnh viền đồng xu, còn là nhằm giúp cho người khiếm thị nhận biết được mệnh giá của các loại tiền, giống như một dạng chữ nổi.

Người Mỹ rất thân thiện, tốt bụng, coi trọng bình đẳng, ưu tiên giúp đỡ người tàn tật, nên trên tivi cũng có ngôn ngữ dành cho người câm điếc; vỉa hè, tín hiệu giao thông, đường đi cũng có ký hiệu dành riêng cho người mù, tàn tật; tất cả các cơ sở phục vụ của chính quyền, cũng như kinh doanh, nơi vui chơi giải trí, vệ sinh công cộng… đều có thiết kế dành riêng cho người tàn tật. Đồng xu Mỹ cũng vậy, cũng thể hiện thiện tâm khi quan tâm đến người tàn tật bằng việc ký hiệu như chữ nổi về mệnh giá tiền trên các khía xung quanh đồng xu dành cho người mù.

Chân Thành

Quý phụ huynh và các em có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VÀ DI TRÚ THANH TÂM

57/7 A1 Hồ Bá Phấn, Phước Long A, Quận 9, TPHCM.

Tel: (0976080346 – hotline: 0976080346 (Có thể gọi qua zalo hoặc viber)

Email: lamchacancadoitay@gmail.com 

Website: https://visamisstam.com

Facebook: www.facebook.com/duhocthanhtam [external_footer]