Hạch toán Tài khoản 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh TT133

KTHN Group Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

[external_link_head]

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, kế toán sử dụng Tài khoản 2291- Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Hạch toán Tài khoản 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh TT133

 

I. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CỦA TK 2291 – DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

Tại điều 36 thông tư 133/2016/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.

 b) Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.

 c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính:

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.”

Hạch toán Tài khoản 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh TT133

II. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 2291 -­ DỰ PHÒNG TỔN GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

 

Bên Nợ:

– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

[external_link offset=1]

– Bù đắp phần giá trị bị tổn thất của chứng khoán kinh doanh.

Bên Có:

Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có:

Số dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh hiện có cuối kỳ.

 

III. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TÀI KHOẢN 2291 -­ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

 

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 2291 và các tài khoản liên quan, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:

“Tóm lấy” những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế

3.1. Phương pháp lập dự phòng

 

Tại khoản 1, điều 5, phần II, thông tư TT228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009, quy định như sau:

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Hạch toán Tài khoản 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh TT133

+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.- Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:- Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

+ Đối với các công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

– Đối với những chứng khoán niêm yết bị huỷ giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

 

3.2. Trình tự một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:

 

3.2.1. Cuối niên độ kế toán (năm bắt đầu phát sinh trích lập dự phòng), căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy và sự giảm giá của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, tính toán mức giảm giá cần lập dự phòng, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

3.2.2. Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hoặc chuyển nhượng chứng khoán bị lỗ tức là bị giảm giá thực sự, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Giá trị thu hồi được – nếu có)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số bị giảm giá chưa lập dự phòng)

[external_link offset=2]

Nợ TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (Số giảm giá đã lập dự phòng)

Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (Theo giá gốc).

3.2.3.  Cuối niên độ kế toán tiếp theo, khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình giảm giá của chứng khoán tính đến cuối năm tài chính, kế toán tính toán khoản dự phòng giảm giá chứng khoán phải lập, so sánh với số dự phòng giảm giá chứng khoán đã lập năm trước chưa sử dụng hết, xác định số dự phòng phải lập bổ sung thêm hoặc cần hoàn nhập:

Hạch toán Tài khoản 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh TT133

– Nếu số dự phòng cần lập mới lớn hơn số đã lập của năm trước thì phản ánh số trích lập bổ sung, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

– Nếu dự phòng cần lập mới nhỏ hơn số đã trích lập thì để số dư bằng số cần lập. Số chênh lệch được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

 

 Mời các bạn xem hướng dẫn:

 

– Phương pháp hạch toán TK 2292 – Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, tại đây;

– Phương pháp hạch toán TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi, tại đây;

– Phương pháp hạch toán TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tại đây. [external_footer]