Cho vay từng lần là gì? Đặc trưng của phương pháp cho vay từng lần

Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay) và kí hợp đồng tín dụng.

Cho vay từng lần là gì? Đặc trưng của phương pháp cho vay từng lần

[external_link_head]

Hình minh họa

Cho vay từng lần

Định nghĩa

Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay) và kí hợp đồng tín dụng.

Đặc trưng của phương pháp cho vay từng lần

– Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như: Thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.

[external_link offset=1]

– Đây là cách thức mà hầu hết các khách hàng vay vốn đều sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. 

Các khoản vay có thể có mục đích cụ thể như: Tài trợ cho việc mua hàng dự trữ, trả lương đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nông dân, hoặc tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động nói chung.

– Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lí việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.

– Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ chính vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngoài ra còn dựa vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay theo qui định của pháp luật và của ngân hàng cho vay.

Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ dựa trên nhu cầu chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.

– Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ gốc được xác định tùy thuộc đặc điểm chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay.

– Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế.

[external_link offset=2]

Khi rút vốn khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. 

Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.

– Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng. 

Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã được kí kết, khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính) [external_footer]