Chỉ số giá (Price index) là gì? Công thức xác định

Chỉ số giá (tiếng Anh: Price index) là số bình quân gia quyền của giá hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.

Chỉ số giá (Price index) là gì? Công thức xác định

[external_link_head]

Hình minh họa

Chỉ số giá (Price index)

Định nghĩa

Chỉ số giá trong tiếng Anh là Price index. Chỉ số giá là số bình quân gia quyền của giá hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.

Cụ thể hơn, chỉ số giá là thước đo sự thay đổi của giá theo thời gian. Chỉ số giá là chỉ số đo lường mức độ biến động tương đối của giá cả kì báo cáo so với kì gốc.

[external_link offset=1]

Công thức xác định

Công thức chung để tính chỉ số giá là:

Ip = Σ(p1q)/ Σ(p0q)

Trong đó:

Ip là chỉ số giá.

p1 là giá của hàng hoá và dịch vụ được đưa vào công thức tính chỉ số giá trong thời hiện hành.

p0 là giá của hàng hoá dịch vụ trong thời gốc

q là lượng hàng hoá và dịch vụ dùng làm quyền số để tính chỉ số giá (có thể là q0, q1 hay q của thời nào đó).

Lưu ý:

– Các chỉ số giá khác nhau sử dụng giá (p) và lượng (q) khác nhau. Chẳng hạn như:

[external_link offset=2]

+ Chỉ số giá bán buôn (PPI) sử dụng giá bán buôn và Chỉ số giá bán lẻ (RPI) hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sử dụng giá bán lẻ và quyền số là q0, tức lượng hàng trong giỏ hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua trong thời kì gốc.

+ Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) sử dụng quyền số q0 là lượng của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một nhóm dân cư mua (ví dụ dân cư thành thị, nông thôn).

+ Chỉ số giá nguyên liệu (MPI) sử dụng quyền số q1 là lượng các loại nguyên liệu đầu vào quan trọng.

– Ngoài ra, cần chú ý rằng nếu các chỉ số trên sử dụng quyền số là lượng hàng hoá và dịch vụ của thời hiện hành (hay thời báo cáo – hiệu là q1), thì chỉ số giá tính được gọi là chỉ số giá Paasche; ngược lại, chúng được gọi là số giá Laspeyres, nếu quyền số là lượng hàng hoá và dịch vụ của thời gốc (thời cơ sở – q0).

Ý nghĩa

Chỉ số giá cho chúng ta biết sự phát triển của giá cả và vì vậy thường được sử dụng để tính tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh các biến danh nghĩa thành biến thực tế, trừ lãi suất. Trong trường hợp lãi suất, chúng ta lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát để có lãi suất thực tế.

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Price index, CFI) [external_footer]