Biên độ tỷ giá (Currency Band) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Biên độ tỷ giá (tiếng Anh: Currency band) là qui định tiền tệ được đặt ra bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, trong đó xác định cụ thể mức giá sàn và giá trần.

Biên độ tỷ giá (Currency Band) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

[external_link_head]

Hình minh họa. Nguồn: TheBank

Biên độ tỷ giá

Khái niệm

Biên độ tỷ giá, tiếng Anh gọi currency band.

[external_link offset=1]

Biên độ tỷ giá là qui định tiền tệ được đặt ra bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, trong đó xác định cụ thể mức giá sàn và giá trần.

Đồng tiền được thả nổi tự do ở giữa hai mức giá này, nhưng tại hai điểm giới hạn thì biến động thả nổi của giá sẽ bị dừng lại.

Hiểu rõ hơn về biên độ tỷ giá

Biên độ tỷ giá có thể được hiểu là một sự kết hợp giữa tỷ giá cố địnhtỷ giá thả nổi. Một quốc gia sẽ cố định một vùng giá trị mà đồng tiền của nó được thả nổi hay di chuyển trong đó và tại các điểm giới hạn thì tỷ giá được chuyển thành tỷ giá cố định. Trường hợp này cho phép một số sự đánh giá lại, nhưng thường thì giá sẽ được bình ổn trở lại biên độ này.

Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh đồng tiền trở lại tỷ giá trung bình của biên độ. Tuy nhiên, nếu điều này quá khó hoặc không thể thực hiện được thì ngân hàng sẽ điều chỉnh biên độ để tạo ra một tỷ giá mục tiêu mới.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là một ví dụ về đồng tiền di chuyển trong biên độ tỷ giá. Trung Quốc kiểm soát chính sách tiền tệ một cách nghiêm khắc bao gồm cả việc quản lí biến động hàng ngày của đồng nhân dân tệ trên thị trường forex.

Từ khi công bố biên độ tỷ giá vào năm 2005 đến nay, quốc gia này đã dần cho phép biên độ tỷ giá trên đồng đô la Mỹ được nới rộng ra, bắt đầu từ +/- 0,3% và cuối cùng là +/- 2% vào tháng ba năm 2014 và duy trì đến 2017.

[external_link offset=2]

Ví dụ, biên độ 2% có nghĩa là đồng nhân dân tệ chỉ được phép tăng hoặc giảm 2% so với đồng đô la Mỹ mỗi ngày. Giới hạn này kìm hãm giá trị của đồng tiền và làm cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn tại nước ngoài.

Biên độ tỷ giá giúp ổn định chính sách tiền tệ, đồng thời cũng tạo ra sự linh hoạt trong những trường hợp mà quốc gia nhận vào hoặc chuyển ra một lượng vốn lớn.

Chính sách tiền tệ kèm biên độ tỷ giá phụ thuộc vào diễn biến của đồng ngoại tệ tham chiếu vì ngân hàng trung ương phải đưa ra những quyết định để giá trị đồng nội tệ biến động tương ứng với những biến động của đồng tiền tham chiếu.

Biên độ tỷ giá được chính phủ sử dụng để ổn định đồng tiền trong những giai đoạn tỷ giá biến động. Biên độ tỷ giá ngăn chặn hành vi đầu cơ của những người giao dịch forex nhằm kiếm lời trên biến động tỷ giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể tham khảo biên độ tỷ giá để dự đoán xu hướng của tỷ giá trong tương lai.

(Theo Investopedia) [external_footer]