Bảo hiểm trọn đời là gì ? Khái niệm về bảo hiểm trọn đời

Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm cho sự kiện chết trong suốt cuộc đời của người được bảo hiểm. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hình thức bảo hiểm trọn đời ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được bài viết phân tích cụ thể:

1. Bảo hiểm trọn đời là gì ?

Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm cho sự kiện chết trong suốt cuộc đời của người được bảo hiểm.

[external_link_head]

Bảo hiểm trọn đời là một dạng bảo hiểm nhân thọ, còn gọi là bảo hiểm nhân thọ trường sinh. Người được bảo hiểm chắc chắn nhận được tiền bảo hiểm theo hợp đồng vì căn cứ trả tiền bảo hiểm là sự kiệr: chết của người đó xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng bảo hiểm trọn đời mang tính dài hạn vì không giới hạn ngày hết hạn. Ở một số nước, pháp luật cho phép người sở hữu đơn bảo hiểm trọn đời sử dụng nó trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do tính dài hạn của quan hệ hợp đồng bảo hiểm trọn đời nên nguồn phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm đóng có thể được bên bảo hiểm sử dụng để đầu tư, bên mua bảo hiểm có thể được chia lãi từ kết quả đầu tư này. Căn cứ vào việc chia lãi, bảo hiểm trọn đời được phân chia làm hai loại: bảo hiểm trọn đời có chia lãi và bảo hiểm trọn đời không chia lãi. Thông thường, nếu trong hợp đồng quy định phí bảo hiểm trả cố định suốt đời và số tiền bảo hiểm trả cố định thì người sở hữu đơn bảo hiểm không được chia lãi.

– Đây là sản phẩm bảo hiểm chính

– Bảo hiểm này có tham gia chia lãi

– Tuổi tham gia bảo hiểm: từ 18 tuổi đến 45/50/55 tuổi áp dụng lần lượt cho Sản phẩm Bảo hiểm Trọn đời – đóng phí đến tuổi 55/60/65

– Tuổi hết hạn bảo hiểm: 99 tuổi

– Thời hạn đóng phí: đóng phí đến tuổi 55/60/65 lần lượt áp dụng cho Sản phẩm Bảo hiểm Trọn đời – đóng phí đến tuổi 55/60/65

– Thời hạn bảo hiểm: Khi người được Bảo hiểm tròn 99 tuổi

– Định kỳ đóng phí: hàng năm, hàng nửa năm và hàng quý

– Phí bảo hiểm tối thiểu: 1,2 triệu đồng theo định kỳ hàng năm

– Các sản phẩm bảo hiểm bổ sung có thể đính kèm: Bảo hiểm tử vong do tai nạn, Bảo hiểm tử vong và tàn tật do tai nạn, Bảo hiểm Miễn đóng phí, Bảo hiểm Tử kỳ.

2. Đặc điểm nổi bật

Quyền lợi bảo hiểm tử vong

Nếu Người được Bảo hiểm tử vong trong thời gian Hợp đồng Bảo hiểm có hiệu lực, Chubb Life sẽ thanh toán Số tiền Bảo hiểm bằng Mệnh giá Sản phẩm bảo hiểm cộng với Lãi chia tích lũy được công bố trước ngày tử vong của Người được Bảo hiểm nếu chưa có yêu cầu bồi thường cho trường hợp Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn trước đó.

Quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ và vĩnh viễn

+ Nếu Người được Bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn trước khi đủ 65 tuổi trong thời gian Hợp đồng Bảo hiểm có hiệu lực, Chubb Life sẽ thanh toán Số tiền Bảo hiểm bằng Mệnh giá Sản phẩm bảo hiểm cộng với Lãi chia tích lũy được công bố trước ngày Người được Bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Khoản tiền thanh toán này sẽ được chi trả thành mười (10) lần trong mười (10) năm.

+ Nếu Người được Bảo hiểm tử vong mà Quyền lợi bảo hiểm này chưa được thanh toán xong, Chubb Life sẽ thanh toán các khoản tiền còn lại một lần.

+ Hợp đồng Bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực khi Chubb Life chấp thuận thanh toán quyền lợi bảo hiểm khi Người được Bảo hiểm bị Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

[external_link offset=1]

Quyền lợi khi hợp đồng Bảo hiểm đáo hạn

+ Chubb Life sẽ thanh toán quyền lợi bằng Mệnh giá Sản phẩm cộng với các khoản Lãi chia được công bố trước Ngày đáo hạn Hợp đồng Bảo hiểm nếu Hợp đồng Bảo hiểm còn hiệu lực và Người được Bảo hiểm còn sống vào ngày đáo hạn Hợp đồng.

Quyền lợi nhận lại giá trị hoàn lại

+ Bên mua Bảo hiểm có thể hủy bỏ Hợp đồng Bảo hiểm để nhận lại giá trị hoàn lại, và bất kỳ các khoản Lãi chia nào đã công bố nhưng chưa lãnh, với điều kiện phí bảo hiểm năm thứ hai đã được đóng đầy đủ.

Lãi chia

+ Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, Chubb Life sẽ công bố lãi chia cho Bên mua Bảo hiểm.

+ Nếu để lại công ty, lãi chia có thể được tích lũy hàng năm và được thanh toán cùng với quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp Người được Bảo hiểm tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn hoặc khi Hợp đồng đáo hạn. Lãi chia cũng có thể được lãnh bằng tiền mặt, hoặc dùng để đóng phí tự động.

3. Hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a) Hợp đồng bảo hiểm con người;

b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.

4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm:

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

i) Các quy định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.

4. Tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

1. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.

[external_link offset=2]

3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng;

b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

5. Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ

Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4. Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm

Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.

Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

[external_footer]