Bảo hiểm hàng hải là gì? Khi nào được yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải?

Bảo hiểm hàng hải là những nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến hoạt động của con tàu, con người hoặc của hàng hoá được vận chuyển trên biển hay những nghiệp vụ bảo hiểm những rủi ro trên biển, trên bộ, trên sông có liên quan đến hành trình đường biển.

Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

[external_link_head]

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 0976080346

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

2. Bảo hiểm hàng hải là gì?

Bảo hiểm hàng hải là những nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến hoạt động của con tàu, con người hoặc của hàng hoá được vận chuyển trên biển hay những nghiệp vụ bảo hiểm những rủi ro trên biển, trên bộ, trên sông có liên quan đến hành trình đường biển.

3. Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm

Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm như sau:

Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho người được bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; những chi phí để thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm quy định tại Điều 321 của Bộ luật hàng hải Việt Nam hoặc chi phí xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm và chi phí đóng góp vào tổn thất chung. Các chi phí này phải được bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm được quy định như sau:

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy ra do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảo hiểm trong việc điều khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải.

Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các trách nhiệm trong tai nạn đâm va thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

Trường hợp xảy ra rủi ro hàng hải thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thì người bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm để được miễn mọi trách nhiệm khác theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải thông báo ý định của mình cho người được bảo hiểm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về rủi ro hàng hải đã xảy ra và hậu quả của nó; người bảo hiểm không được đòi quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm, nếu toàn bộ số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.

Ngoài việc bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn những chi phí nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tổn thất hoặc để sửa chữa, khôi phục đối tượng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo của người bảo hiểm.

Trong trường hợp tổn thất xảy ra kế tiếp nhau thì trách nhiệm bồi thường tổn thất được xác định như sau:

Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất bộ phận mà vẫn chưa được sửa chữa hoặc bồi thường và tiếp sau đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường tổn thất toàn bộ.

4. Khi nào được yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải?

Những loại rủi ro chính trong bảo hiểm hàng hải

[external_link offset=1]

Về cơ bản thì mọi rủi ro có thể xảy ra khi vận chuyển người, hàng hóa trên biển đều được bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi rủi ro, tai nạn xảy ra trên biển đều có thể giúp người mua bảo hiểm nhận được tiền bồi thường. Có nhiều trường hợp mà người mua bảo hiểm sẽ bị từ chối bồi thường nếu rủi ro xảy ra không nằm trong phạm vi bảo hiểm. Thông thường, các rủi ro xảy ra trong bảo hiểm hàng hải thường bao gồm:

Xét về mặt bảo hiểm:

– Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Hầu hết các rủi ro này khi xảy ra thì người mua bảo hiểm hiển nhiên sẽ nhận được tiền bồi thường. Chúng là các rủi ro xảy ra do điều kiện bảo hiểm gốc là điều kiện bảo hiểm A, B, hoặc C. Những loại rủi ro này có tình bất ngờ, không thể lường trước được như thiên tai.

– Rủi ro bảo hiểm riêng: Đó là những rủi ro mà nếu muốn được bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải thỏa thuận riêng với Công ty Bảo hiểm.

– Rủi ro không được bảo hiểm: Một số rủi ro chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra hay những rủi ro do lỗi cố ý của người mua bảo hiểm, rủi ro mang tính thảm họa không thể lường trước được,… sẽ không nằm trong phạm vi được bảo hiểm.

Xét về nguồn gốc sinh ra thì các loại rủi ro chính bao gồm:

– Tai họa từ biển: Loại trừ các rủi ro về tai nạn xảy ra đối với con tàu khi ở ngoài biển như mắc cạn, tàu bị lật úp, mất tích, cháy nổ, đâm va nhau, va phải đá ngầm, đâm phải những vật thể khác, thiên tai,… được xem là tai họa của biển

– Thiên tai: Các hiện tượng từ tự nhiên mà con người không thể chi phối như bão, núi lửa, sét, gió lốc,…

– Rủi ro vì các hiện tượng xã hội, chính trị gây ra: Gồm rủi ro do chiến tranh, bạo động, nội chiến, các hành động thù địch, khủng bố, đình công,… là những rủi ro trong bảo hiểm hàng hải.

– Tai nạn bất ngờ: Các tai họa ngẫu nhiên, mang tính bất ngờ và không nằm trong những trường hợp rủi ro vì tại họa của biển. Chúng có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi,…

– Các thiệt hại do lỗi trực tiếp hoặc gián tiếp vì chậm trễ, những rủi ro vì bản chất hay tính chất đặc biệt mà đối tượng bảo hiểm có.

Khi nào được yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải

Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải khi xảy ra những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hải.

Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu gồm:

Những tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi các rủi ro sau đây:

– Mắc cạn, đắm, đâm va vào đá, công trình đê, đập, kè, cầu, phà, đà, cầu cảng, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định,.

– Trường hợp đâm, va với tàu, thuyền, máy bay hoặc phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.

– Trường hợp vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong điều kiện cần thiết và hợp lý.

– Mất tích.

– Rủi ro cháy nổ ngay trên tàu hay cháy nổ ở nơi khác nhưng gây tổn thất cho tàu.

– Động đất, bão tố, sụt lở, sóng thần, gió lốc, núi lửa phun, mưa đá, sét đánh.

– Gãy trục cơ, nổ nồi hơi, hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện là kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được.

– Tai nạn, sự cố xảy ra do sơ suất của sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu, thuyền trưởng, hoặc người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.

– Tai nạn, rủi ro xảy ra trong lúc di chuyển hàng hóa, xếp dỡ, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu đang lên đà, neo đậu, sửa chữa ở xưởng.

– Chi phí đóng góp tổn thất chung hoặc chi phí cứu hộ.

Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu gồm:

[external_link offset=2]

Các chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động của tàu được bảo hiểm mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án bao gồm:

– Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc hạn chế và ngăn ngừa tổn thất, trợ giúp cứu nạn.

– Chi phí cho thắp sáng, đánh dấu, phá hủy hay trục vớt hoặc di chuyển xác tàu bị đắm.

– Chi phí để tẩy rửa ô nhiễm dầu, chi phí tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra.

– Chi phí cho việc tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự của chủ tàu.

Các chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác. Chủ tàu được bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Các chi phí mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thuyền viên trên tàu được bảo hiểm như: Lương, các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn theo luật trong trường hợp tàu được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ.

– Phần trách nhiệm mà chủ tàu phải thực hiện theo luật pháp do tàu được bảo hiểm gây ra làm:

– Bị thương hoặc thiệt hại tài sản của người thứ ba khác.

– Thiệt hại đê, đập, kẻ, cống, cầu, cảng, bà mảng, giàng đáy, công trình trên bờ hoặc dưới nước, cố định hoặc di động.

Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải xảy ra khi có tổn thất xảy ra đối với những trường hợp những rủi ro được bảo hiểm nêu trên đây.

5. Một số kinh nghiệm yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải

Trong quá trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải, bạn có thể sử dụng một số kinh nghiệm sau đây để giúp cho quá trình bồi thường của mình thành công hơn:

– Thực hiện yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm hàng hải càng sớm càng tốt: Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải cần phải được thực hiện trước thời hạn quy định. Quá thời hạn này, yêu cầu bồi thường sẽ bị từ chối. Do đó, bạn nên sắp xếp để tiến hành thực hiện yêu cầu bồi thường càng sớm càng tốt. Nó cũng sẽ giúp bạn có thời gian giải quyết các rắc rối xảy ra với hồ sơ yêu cầu bồi thường.

– Chụp hình hiện trường nơi xảy ra tai nạn, sự kiện bảo hiểm: Khi bạn gặp phải tai nạn, rủi ro, sự kiện bảo hiểm, hãy nhờ người ghi lại hiện trường đã xảy ra càng nhiều càng tốt bằng cách chụp hình lại. Đó là cách mà các bạn có thể sử dụng để chứng minh thiệt hại xảy ra. Khi sử dụng dịch vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải, hãy cung cấp tất cả hình ảnh cho bên cung cấp dịch vụ để họ xem xét và lựa chọn những hình ảnh phù hợp trước khi bạn đưa chúng cho Công ty Bảo hiểm.

– Nắm rõ chính sách bảo hiểm: Khách hàng cần nắm rõ được ai là người chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra và phải thông báo đầu tiên cho ai. Bạn cũng cần nắm rõ chính sách bảo hiểm để biết được rằng việc khắc phục thiệt hại hàng hóa như thế nào mới là đúng và không bị bên Bảo hiểm phạt chế tài. Trong trường hợp không nắm rõ, hãy nhờ sự tư vấn của bên cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm.

– Theo dõi quá trình yêu cầu bồi thường: Người được bảo hiểm cần theo dõi quá trình yêu cầu bồi thường sát sao. Nếu cần thiết, nên ghi lại mọi giấy tờ, tài liệu, biên bản, cuộc nói chuyện giữa bạn và bên mua bảo hiểm. Chúng có thể là những chứng cứ khi phải tiến hành khiếu nại bảo hiểm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0976080346 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê [external_footer]