Bản vị vàng là gì? Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Bản vị vàng đã chính thức bị sụp đổ sau nhiều năm duy trì tại các nước trên thế giới. Vậy bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng gì?

Theo investopedia.com, bản vị vàng (tên gọi tiếng anh là Gold Standard) là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị tiền tệ của một quốc gia được tính dựa trên một lượng vàng nhất định. Trong chế độ bản vị vàng, các quốc gia đã đồng ý quy đổi tiền giấy thành một lượng vàng cố định. Mỗi quốc gia sử dụng bản vị vàng đều đặt ra một mức giá cố định cho vàng và mua bán vàng ở mức giá đó. Mức giá cố định đó sẽ được dùng để xác định giá trị của tiền tệ. 

[external_link_head]

Chế độ bản vị vàng còn có tên gọi khác như chế độ bản vị tiền vàng, kim bản vị. Hiện nay, không một quốc gia nào sử dụng hệ thống bản vị vàng. Anh ngừng sử dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1931, Mỹ cũng làm theo vào năm 1933 và từ bỏ tàn dư của hệ thống này vào năm 1973. Bản vị vàng được thay thế hoàn toàn bằng tiền pháp định (Fiat Money) – loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định và công nhận hợp pháp trong quốc gia đó. Ví dụ, tiền pháp định của Việt Nam là Việt Nam đồng (VND), tiền pháp định của Mỹ là USD (đô la) hay của Anh là bảng Anh (GBP)…

Đạo luật bản vị vàng là gì?

Đây là một đạo luật được thông qua vào năm 1900 của Hoa Kỳ, trong đó đặt vàng trở thành một bản vị duy nhất để đảm bảo cho tiền giấy đồng thời dừng việc sử dụng chế độ hai bản vị (chế độ mà cho phép dùng bạc thay thế cho vàng). Đạo luật bản vị vàng đã ấn định giá Đôla Mỹ ở mức 25 8⁄10 gren vàng 90 (90% độ tinh khiết), tương đương với 23,22 gren vàng ròng.

Bản vị vàng là gì? Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Bản vị vàng là gì?

Đặc điểm của chế độ bản vị vàng

– Tiền giấy sẽ được quy đổi ra vàng theo một tỷ lệ cố định. Điều đó có nghĩa là giá trị của tiền giấy được đảm bảo theo giá trị của vàng.

– Trong chế độ bản vị vàng, lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao, tốc độ sản xuất ra vàng lớn hơn tốc độ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ làm lượng tiền cung ứng tăng lên nhanh hơn so với lượng hàng hóa thực tế.

[external_link offset=1]

– Mỗi quốc ra sẽ có quy định riêng về việc quy đổi giá trị của đồng tiền nội địa của mình thành vàng

– Không hạn chế việc mua bán vàng theo mức giá đã quy định

– Các quốc gia được tự do xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi vàng với nhau

– Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ được đảm bảo bằng vàng

Ưu điểm – hạn chế của bản vị vàng

Ưu điểm

– Theo britannica.com, ưu điểm của chế độ bản vị vàng là nó hạn chế quyền lực của chính phủ hoặc ngân hàng trong việc gây ra lạm phát giá do phát hành quá nhiều tiền giấy mặc dù có bằng chứng rằng ngay cả trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các cơ quan quản lý tiền tệ đã không ký hợp đồng cung ứng tiền khi quốc gia phát sinh dòng chảy vàng. 

– Ngoài ra, tỷ giá cố định trong chế độ bản vị vàng làm giảm rủi ro biến động trong giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

Hạn chế

Chế độ bản vị vàng cũng có một số hạn chế sau:

– Lượng tiền cung ứng ở một quốc gia sẽ phụ vào lượng vàng di chuyển ra hay vào của quốc gia đó và lượng cung tiền của các quốc gia sử dụng hệ thống bản vị vàng sẽ phụ thuộc vào tốc độ khai thác vàng. Các nước khan hiếm vàng sẽ bị hạn chế về việc cung ứng vàng từ đó có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế.

– Theo investopedia.com, chế độ bản vị vàng có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các quốc gia tham gia vào chế độ này. Các quốc gia sản xuất vàng sẽ có lợi thế hơn các quốc gia không sản xuất kim loại quý. 

– Theo một số nhà kinh tế, bản vị vàng cũng có thể tác động đến việc suy thoái kinh tế vì nó cản trở khả năng chính phủ tăng việc cung tiền – một công cụ mà nhiều ngân hàng trung ương sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

– Chế độ sử dụng 100% vàng cho lưu thông kinh tế, không sử dụng tiền giấy hoặc tiền xu có thể ngăn ngừa lạm phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất khó để thực hiện chính sách này vì số lượng vàng là hữu hạn và trữ lượng vàng của Trái đất sẽ dần cạn kiệt. Như vậy sẽ không thể đảm bảo được hoạt động kinh tế diễn ra trên toàn cầu.

[external_link offset=2]

Bản vị vàng là gì? Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Ưu – nhược điểm của bản vị vàng

Chế độ bản vị vàng kết thúc khi nào?

Theo wikipedia, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã tìm mọi cách để phục hồi lại hệ thống bản vị vàng. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Cụ thể, ngày 25 tháng 4 năm 1933, Hoa Kỳ và Canada đồng loạt bỏ chế độ bản vị vàng.

Vào năm 1944, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Nhật và các nước Tây Âu đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire để cùng xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế.

Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods – bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng đô la Mỹ gắn với vàng. Vì tại thời điểm đó, Mỹ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng hiện có trên thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.

Hệ thống Bretton Woods chỉ kéo dài cho tới năm 1971. Vào tháng 8 năm 1971 Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods, chấm dứt khả năng chuyển đổi của đô la Mỹ sang vàng, tạo ra một chế độ tiền pháp định (Fiat Money).

Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Theo thebalance.com vào năm 1913, Quốc hội thành lập Cục Dự trữ Liên bang để ổn định giá trị vàng và tiền tệ ở Hoa Kỳ. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, Mỹ và các nước Châu Âu đã tạm ngừng chế độ bản vị vàng để họ có thể in đủ tiền chi trả cho chi phí quân sự của mình. Các quốc gia cũng nhận ra rằng, việc ràng buộc tiền tệ với vàng là điều không cần thiết và điều đó có thể gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Những bản vị vàng hối đoái đang gây ra tình trạng giảm phát và thất nghiệp tràn lan trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các nước bắt đầu rời bỏ bản vị vàng hàng loạt vào những năm 1930 khi cuộc Đại suy thoái đạt đến đỉnh điểm. Mỹ cuối cùng đã từ bỏ chế độ bản vị vàng hoàn toàn vào năm 1933.

Như vậy chế độ bản vị vàng đã hoàn toàn sụp đổ và được thay thế bởi chế độ tiền pháp định từ năm 1933. Hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. [external_footer]