5 Dạng Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính Là Gì ?

Home » Tài Chính Cá Nhân » Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính Gồm Có 5 Dạng Sau [Chi Tiết]

Cấu trúc thị trường tài chính là gì?”, “Thị trường vốn là gì, thị trường vốn nằm ở đâu trong cấu trúc thị trường tài chính?”,

[external_link_head]

Hay “thế nào là thị trường thứ cấp, sơ cấp?” là những câu hỏi mà hầu hết những ai đang học tập và làm việc trong môi trường tài chính thì vẫn thường hay thắc mắc.

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu thị trường tài chính là gì, bản chất, 4 vai trò cùng 3 chức năng của thị trường tài chính.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cấu trúc của thị trường tài chính.

Chúng ta có nhiều cách để phân loại thị trường tài chính, theo mỗi cách phân loại khác nhau ta có các cấu trúc khác nhau của thị trường tài chính.

Sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ nắm được 5 dạng cấu trúc thị trường tài chính cũng như đặc điểm, vai trò của các thị trường bộ phận

Cuối cùng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn nhưng cũng cặn kẽ hơn về thị trường tài chính.

  • Bài Viết Liên Quan

Chính Sách Tài Khóa Là Gì? Định Lượng, Cơ Chế, Hạn Chế Và Vai Trò

Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Ảnh Hưởng Của CS Tiền Tệ Đến Nền Kinh Tế

Thị Trường Tài Chính Là gì?

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các tài sản tài chính, để thông qua đó, vốn được chuyển giao từ chủ thể cung vốn đến chủ thể cầu vốn.

Tài sản tài chính (hay còn gọi là các công cụ tài chính) là những tài sản vô hình, có giá trị không phụ thuộc vào nội dung vật chất của nó mà phụ thuộc các quan hệ tài chính.

Các công cụ tài chính bao gồm: vốn tài chính, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, chứng chỉ quỹ, hoặc các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn…

  • Đừng Bỏ Qua:

Mua Bảo Hiểm Xe Máy Bắt Buộc Online Dễ Dàng Tại VBI Vietinbank

Quy Tắc 50/20/30 Mạnh Mẽ Đến Đâu Trong Quản Lý TCCN ?

Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính

Dựa trên những tiêu chí khác nhau chúng ta có cấu trúc khác nhau của thị trường tài chính.

– Căn Cứ Vào Thời Hạn Luân Chuyển Vốn

Bạn hãy xem sơ đồ sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường tài chính khi phân chia theo thời hạn luân chuyển vốn.

5 Dạng Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính Là Gì ?

Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn thì TTTC chia ra làm 2 thị trường là TT Tiền tệ và TT Vốn.

Thị Trường Tiền Tệ ( hay còn gọi là thị trường tài chính ngắn hạn) là thị trường phát hành và mua bán các tài sản tài chính ngắn hạn (ngắn nhất là 1 đêm hoặc 24h, dài nhất là 1 năm).

Nói cách khác, thị trường tiền tệ là thị trường mà ở đó các nguồn cung vốn ngắn hạn và nguồn cầu vốn ngắn hạn gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn.

Thị trường tiền tệ gồm 4 thị trường bộ phận chính:

Thị Trường Liên Ngân Hàng

[external_link offset=1]

TT Liên ngân hàng là thị trường tiền tệ bán buôn, giao dịch nguồn vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Chủ thể quan trọng và chủ yếu của thị trường này là các ngân hàng thương mại.

Thông qua thị trường này, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có thể huy động vốn để sử dụng trong ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh khoản và dự trữ.

Thị Trường Tín Dụng Ngắn Hạn

TTTD ngắn hạn là thị trường mà các dòng vốn ngắn hạn được luân chuyển từ chủ thể tạm thời nhàn rỗi vốn đến chủ thể tạm thời thiếu hụt vốn theo nguyên tắc tín dụng thông qua các hợp đồng tín dụng hoặc các giấy tờ có giá.

Thị trường tín dụng ngắn hạn bao gồm: 1) TT tín dụng ngân hàng: chủ thể là các ngân hàng với khách hàng là các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng, 2) TT tín dụng thương mại: chủ thể là các doanh nghiệp có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở phát hành thương phiếu và 3) TT tín dụng nhà nước: chủ thể là nhà nước tham gia với các chủ thể khác trên cơ sở phát hành tín phiếu kho bạc.

– Thị Trường Ngoại Hối.

Khi tiếp cận theo nghĩa hẹp thì thi trường ngoại hối là thị trường diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ.

Xét theo nghĩa rộng, ngoài các loại ngoại tệ ra thì còn có:

+ Các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ: Séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ…

+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ,…

+ Vàng thuộc dự dữ ngoại hối của nhà nước, vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam…

+ Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được dùng trong thanh toán quốc tế.

– Thị Trường Mở

TT mở là thị trường mở rộng hơn thị trường tiền tệ, bên cạnh các chủ thể là các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp phi ngân hàng chủ thể hoạt động chủ yếu là Ngân hàng trung ương.

Thị trường mở là thị trường mà ở đó, ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ mua bán những giấy tờ có giá trong ngắn hạn để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ chủ yếu để ngân hàng TW thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua đó, ngân hàng TW mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường thứ cấp để điều chỉnh dự trữ của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.

Từ đó tác động lên lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn để đạt đến mục tiêu của chính sách tiền tệ.

TT Vốn (hay thị trường tài chính dài hạn) là thị trường trao đổi mua bán các loại tài sản tài chính trung và dài hạn (có thời hạn trên 1 năm) nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho các chủ thể kinh tế.

Thị trường vốn gồm 3 thị trường bộ phận chính:

Thị Trường Chứng Khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư đến nhà phát hành chứng khoán, thông qua đó thực hiện chức năng cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Các loại tài sản tài chính trung và dài hạn của thị trường chứng khoán như: trái phiếu, cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ, các công cụ phái sinh,…

Thị Trường Tín Dụng Trung Và Dài Hạn là thị trường luân chuyển và cung ứng các dòng vốn trung – dài hạn cho các chủ thể thiếu vốn trong trung – dài hạn như các doanh nghiệp cần mua sắm trang thiết bị nhà nước, chính phủ với các dự án đầu tư lâu dài trên 1 năm,… một số hình thức cấp vốn trên thị trường này có thể kể đến như vay thế chấp, vay tín chấp có thời hạn không quá 5 năm…

Thị Trường Cho Thuê Tài Chính là thị trường cung ứng các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ thể thông qua hình thức cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê (chủ thể cầu vốn) với bên cho thuê (chủ thể cung vốn).

  • Đừng Bỏ Qua: 

Cách Tính Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI Đơn Giản, Dễ Dàng

Làm Sổ Tiết Kiệm Cần Giấy Tờ Gì ? 5 Lưu Ý “Vàng” Khi Mở Sổ Tiết Kiệm

– Căn Cứ Vào Tính Chất Chuyên Môn Hóa Của Thị Trường

Bạn hãy xem sơ đồ sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường tài chính khi phân chia tính chuyên môn hóa của thị trường

5 Dạng Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính Là Gì ?

Nếu căn cứ theo tính chất chuyên môn của thị trường (hay theo nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch tài chính) thì thị trường tài chính gồm 3 thị trường bộ phận:

Thị Trường Công Cụ Nợ là thị trường chuyên mua bán các công cụ tài chính nợ như: trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu…

Trong đó, người phát hành công cụ nợ là người đi vay có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ công cụ nợ cả vốn và lãi khi đáo hạn, người nắm giữ công cụ nợ là người cho vay, có quyền đi đòi nợ khi đến hạn thanh toán nhưng không có quyền góp ý kiến trong việc điều hành công ty phát hành công cụ nợ.

Trên thị trường công cụ nợ, các khoản vay, thời hạn vay và mức lãi suất được ấn định và cố định trong suốt thời hạn nên đảm bảo an toàn và ít rủi ro hơn.

Thị Trường Công Cụ Vốn (hay thị trường vốn cổ phần) là thị trường mua bán cổ phiếu, các công ty huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu cho các chủ thể cung vốn. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty, được quyền chia lợi nhuận từ thu nhập ròng của công ty.

Khác với công cụ nợ, cổ phiếu không có mức lãi suất cố định mà cổ tức phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty, người nắm giữ vốn góp vốn cho công ty trên tinh thần lời ăn lỗ chịu.

Thị Trường Công Cụ Phái Sinh

Thị trường công cụ phái sinh (tài chính phái sinh) là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ phái sinh.

Đây là thị trường cao cấp, giao dịch các công cụ tài chính cao cấp, ví dụ như một số loại chứng khoán phái sinh: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau, hợp đồng tương lai, chứng quyền,…

Công cụ tài chính phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của công cụ tài chính cơ sở.

  • Đừng Bỏ Qua:

Chứng Chỉ Quỹ Là Gì ? Khác Biệt Giữa CCQ Và Cổ Phiếu

Hướng Dẫn Mua Bảo Hiểm Ung Thư Fwd Online Chỉ Từ 99k/năm

[external_link offset=2]

– Căn Cứ Vào Cơ Cấu Của Thị Trường

Căn cứ vào cơ cấu cảu thị trường thị thị trường tài chính được chia làm 2 cấp là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị Trường Sơ Cấp (thị trường cấp 1) là thị trường phát hành các tài sản tài chính. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư (chủ thể cung vốn) sẽ được chuyển đến nhà phát hành (chủ thể cầu vốn) bằng cách nhà đầu tư mua các tài sản tài chính của nhà phát hành.

Thị trường sơ cấp có đặc điểm là:

+ Không liên tục, là nơi duy nhất đem lại nguồn vốn cho nhà phát hành.

+ Những chủ thể bán trên thị trường sơ cấp là: kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, công ty bảo lãnh phát hành,…

+ Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định hoặc thông qua đấu giá.

Thị trường sơ cấp có vai trò quan trọng là Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động và thực hiện qúa trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào đầu tư chuyển chúng thành dạng vốn dài hạn.

– Thị Trường Thứ Cấp

Thị trường sơ cấp (thị trường cấp 2) là thị trường giao dịch (mua đi bán lại) các tài sản tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp dảm bảo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính đã phát hành trên thị trường sơ cấp

Thị trường thứ cấp có đặc điểm:

– Thị trường liên tục, các nhà đầu tư có thể mua đi bán lại nhiều lần các loại chứng khoán, và khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứ không thuộc về nhà phát hành.

– Giao dịch trên thị trường thứ cấp dựa trên nguyên tắc tự do cạnh tranh, giá cả chứng khoán sẽ do cung cầu quyết định.

Như vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò làm tăng thêm vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ đầu tư mới. Còn thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn cho nền kinh tế mà chỉ chuyển đổi quyền sở hữu chứng khoán đã phát hành thông qua chức năng thanh khoản.

Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có chứng khoán lưu thông trên thị trường thứ cấp, nếu không có thị trường thứ cấp để đảm bảo tính thanh khoản và chuyển đổi quyền sở hữu thì các nhà đầu tư sẽ e dè khi mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Vậy nên, thị trường sơ cấp đóng vai trò là tiền đề còn thị trường thứ cấp đóng vai trò là động lưc để phát triển thị trường tài chính.

Việc phân chia ra thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ có ý nghĩa tương đối trên lý thuyết, vì trên thực tế vừa có việc mua bán chứng khoán mới phát hành (TT sơ cấp) vừa có việc mua đi bán lại các loại chứng khoán (TT thứ cấp).

  • Đừng Bỏ Qua:

Top 3 Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Kinh Điển 2021

8 Loại Hình Bảo Hiểm Nhân Thọ Thường Gặp

– Căn Cứ Vào Việc Hình Thức Tổ Chức Thị Trường

Căn cứ vào hình thức tổ chức thị trường thì TTTC được chia thành 2 bộ phận là thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

– Thị Trường Tập Trung là thị trường có hình thức tổ chức không gian cụ thể, các giao dịch các tài sản tài chính diễn ra tại các Sàn giao dịch tập trung như Sở giao dịch chứng khoán hay sàn giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán cụ thể

– Thị Trường Phi Tập Trung: khác với thị trường tập trung, các giao dịch mua bán trên thị trường này diễn ra trên mạng Internet hoặc điện thoại di động…

– Căn Cứ Vào Tính Chất Pháp Lý

– Thị trường tài chính chính thức:

Là thị trường mà trong đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các tài sản tài chính được thực hiện theo những quy định, nguyên tắc do nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật.

Các chủ thể tham gia thị trường này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;

– Thị trường tài chính phi chính thức:

Là thị trường mà trong đó, mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.

  • Đừng Bỏ Qua:

Vai Trò Và Cấu Trúc Của Hệ Thống Tài Chính Là Gì ?

Hướng Dẫn Vay Tín Chấp Vpbank Online Chi Tiết, Nhanh Chóng

Kết Luận

Các cách phân loại thị trường tài chính trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối và lý thuyết để dễ dàng học tập và nghiên cứu. Bởi vì, trên thực tế, trong thị trường này vẫn có sự hoạt động của thị trường kia.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được cấu trúc thị trường tài chính, có cái nhìn tổng quan hơn và dễ dàng nhận ra một loại thị trường nào đó nằm ở đâu trong cấu trúc thị trường tài chính mỗi khi nghe đến

Từ đó bạn có thể vận dụng tốt hơn vào trong việc học tập của mình.

Chúc bạn thành công![external_footer]