20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả vừa cải thiện tình hình tài chính vừa giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn các mục tiêu trong cuộc sống.

Tiết kiệm tiền không phải là một hành động dành cho riêng một đối tượng nào hay đến một thời điểm cụ thể nào đó bạn mới bắt đầu tiết kiệm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải biết tiết kiệm và tạo thành thói quen tiết kiệm, từ đó sớm thực hiện được các mục tiêu của bản thân.

[external_link_head]

Học sinh, sinh viên là đối tượng được bố mẹ chu cấp một khoản tiền tiêu vặt nhất định hàng ngày. Tuy nhiên, phần lớn các bạn học sinh đều tiêu quá số tiền được cho khiến bản thân nhiều khi cháy túi. Vậy có cách nào giúp các em học sinh tiết kiệm tiền hiệu quả? 

Cách tiết kiệm tiền cho học sinh 

Tiết kiệm đối với học sinh dù cấp 1, cấp 2 hay là cấp 3 đều mang lại những kết quả tốt đẹp. Thông qua việc tiết kiệm bạn vừa giáo dục, giúp con hình thành thói quen tốt từ đó hiểu được giá trị của đồng tiền. Ngoài ra, việc học sinh biết cách tiết kiệm tiền còn giúp giảm gánh nặng tài chính cho bố mẹ, tạo được quỹ tài chính vững chắc cho những dự định của bản thân.

Cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3

Rất nhiều cha mẹ cho rằng, học sinh còn quá nhỏ để hiểu về tiền bạc và tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, dạy con về tài chính không bao giờ là quá sớm, nói về tiền và cách dùng tiền giúp lứa tuổi này tạo lập thói quen tốt để xây dựng nền tảng, sự hiểu biết về quá trình lao động làm ra đồng tiền và sự cân đối trong chi tiêu gia đình. Với lứa tuổi học sinh, cha mẹ có thể giúp con tiết kiệm tiền bằng các cách như:

20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Tiết kiệm tiền cho học sinh bằng cách nuôi ống heo

Nuôi ống heo

Bạn hãy mua một con heo xinh xắn bằng đất hoặc nhựa và dạy con dùng nó để tiết kiệm bằng cách bỏ vào đó tất các khoản tiền như tiền thưởng học tập, tiền lì xì dịp lễ, tết, tiền mừng sinh nhật, tiền bố mẹ cho để tiêu vặt… Để đảm bảo việc tiết kiệm thành công, bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình tiết kiệm. Hãy dạy cho con hiểu rằng số tiền tiết kiệm này có thể thực hiện được các mục tiêu mà con mong muốn trong cuộc sống như mua sách vở, mua đồ chơi, tham gia khóa học Tiếng Anh… Những ống heo được trang trí bắt mắt chắc chắn sẽ giúp con có hứng thú hơn trong việc tiết kiệm.

Tái sử dụng các đồ dùng học tập và sách giáo khoa cũ

Một cách tiết kiệm hữu hiệu mà học sinh cấp 1, 2 hay cấp 3 có thể áp dụng rất hiệu quả là tiết kiệm dụng cụ học tập bằng cách mua nhiều ngòi bút với giá rẻ để tận dụng vỏ bút cũ thay vì mua một chiếc bút mới. Hoặc nên mua gọt chì để sử dụng khi bút chì mòn. Đặc biệt, mỗi năm học mới các em học sinh có thể tái sử dụng cặp sách cũ cho đến khi không thể sử dụng được nữa hay sử dụng vở cũ để làm vở nháp cho năm học mới…. 

Đáng chú ý, chi phí mua sách giáo khoa rất tốn kém cho nên thay vì mua mới các bạn học sinhcó thể lựa chọn cách mua lại sách giáo khoa cũ của các anh chị khóa trước hoặc tại những cửa hàng bán sách cũ. Cách này giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền.

Sử dụng sách miễn phí tại thư viện

Tất cả các trường học cấp 1, cấp 2 và cấp 3 đều cho phép học sinh sử dụng thẻ thư viện để mượn sách miễn phí. Tại đây, các em có thể mượn đa dạng loại sách từ sách tham khảo, sách giáo khoa đến các loại sách truyện…. Hãy tận dụng điều này vì nó có thể giúp bạn tiết kiệm được hàng triệu đồng chi phí mua sách mỗi năm. 

Hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt, các hoạt động giải trí

[external_link offset=1]

Các món ăn vặt như xúc xích, khoai tây chiên, trái cây dầm, trà sữa… có sức thu hút rất lớn với học sinh. Ăn vặt đã trở thành thói quen, sở thích của nhiều người và đồ ăn vặt sẽ khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Để tiết kiệm tiền bạn nên hạn chế chi tiêu cho thói quen ăn vặt. Thay vì ngày nào cũng ăn vặt thì chỉ nên ăn vặt 1 – 2 lần/tuần.

20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Các món ăn vặt sẽ tốn nhiều chi phí

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng nên hạn chế các khoản chi tiêu cho những hoạt động như xem phim, các chương trình ca nhạc của thần tượng… bởi những hoạt động này tốn rất nhiều chi phí. Nếu đến rạp xem phim hãy tận dụng ưu đãi giảm giá dành cho học sinh, sinh viên để giảm bớt chi phí.

Làm thêm vào các kỳ nghỉ hè

Cách này rất thích hợp cho những học sinh cấp 3. Hãy tận dụng kỳ nghỉ hè 2 – 3 tháng để bắt đầu một công việc làm thêm nhằm tạo ra thu nhập cho bản thân. Bạn có thể lựa chọn nhiều công việc làm thêm khác nhau như gia sư hoặc nếu khéo tay, có sự sáng tạo, bạn có thể tự kinh doanh online bằng việc bán các món đồ handmade như vòng tay, thiệp, đồ trang trí… 

Sử dụng các phương tiện công cộng

Hiện nay, rất nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 đều sử dụng xe đạp điện hoặc xe máy 50cc làm phương tiện di chuyển. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra một số chi phí cho việc đổ xăng, sửa xe trong trường hợp hư hỏng… Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền cho học sinh là đi bộ hoặc xe đạp đến trường nếu ở gần hoặc sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt nếu nhà ở xa trường. Khi đăng ký vé xe buýt theo tháng, học sinh sẽ được ưu tiên giảm giá. Hay với các em nhỏ cấp 1, cấp 2 có thể đăng ký đi học theo xe đưa đón của nhà trường thay vì bố mẹ phải đưa đi đón về, vừa mất thời gian vừa tốn kém.

Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên

Sinh viên là nhóm đối tượng mà vấn đề chi tiêu – tiết kiệm cần được đặt lên hàng đầu vì hầu hết các bạn đều phải thuê trọ ở, chưa thực sự kiếm ra tiền và phải nhận chu cấp hàng tháng từ bố mẹ. Tiết kiệm cho sinh viên là điều không dễ tuy nhiên nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể dư ra một khoản tiền mỗi tháng.

Sử dụng xe buýt để di chuyển

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… xe buýt rất phổ biến, thuận tiện cho người sử dụng. Với giá vé từ 7.000 VNĐ – 10.000 VNĐ/vé/tuyến bạn đã có thể đến được trường học hoặc bất kỳ địa điểm nào có tuyến xe buýt hoạt động, một cách an toàn. Đặc biệt, khi đăng ký vé xe buýt theo tháng, sinh viên sẽ được ưu tiên giảm giá đến 50%. Hãy tận dụng điều này để giảm bớt chi phí đi lại.

20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Di chuyển bằng xe buýt giúp tiết kiệm tiền hiệu quả

Hạn chế ăn ngoài

Các bạn sinh viên phần lớn sẽ vừa đi học vừa đi làm thêm nên ăn ngoài là việc không tránh khỏi, nhất là các bạn nam. Tuy nhiên đừng biến nó thành thói quen. Thay vì ăn ngoài bạn hãy cố gắng dậy sớm và nấu ăn cho mình. Bạn có thể lên kế hoạch mua đồ ăn cho 1 tuần và chuẩn bị thực đơn sẵn. Điều này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền mỗi tháng. 

Mua sách cũ và thanh lý sách không sử dụng đến

Chi phí dùng cho việc mua sách trong học tập rất tốn kém, mỗi năm con số có thể lên đến hàng triệu đồng. Bạn có thể hạn chế số tiền này bằng cách mua lại sách cũ từ các anh chị sinh viên khóa trên hoặc tại một số nhà sách cũ. Với những cuốn sách không còn nhu cầu sử dụng nữa hãy thanh lý cho các em sinh viên khóa dưới. Dù giá thanh lý không cao nhưng bạn vẫn sẽ có thêm một khoản tiền nhỏ để tiết kiệm.

Tận dụng tối đa lợi thế của thẻ sinh viên

 Sinh viên thường xuyên được hưởng ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ như xem phim, đi xe buýt, sử dụng gói cước điện thoại… Thay vì trả giá 0976080346 đồng/vé xem phim, khi có thẻ sinh viên bạn sẽ được ưu đãi đồng giá chỉ 0976080346 đồng/vé. Ngoài ra, thẻ sinh viên còn giúp bạn hưởng ưu đãi giảm lên đến 50% khi mua vé xe buýt theo tháng hay nhận ưu đãi sử dụng các gói cước giá rẻ đến từ các nhà mạng viễn thông.

Lựa chọn chỗ ở thật kỹ càng

Các trường đại học thường tập trung ở các thành phố lớn, nơi mức sống cao và nhà ở đắt đỏ. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn chỗ ở trọ thật kỹ sao cho vừa gần trường vừa hợp lý về giá thuê. Đối với sinh viên, ở ghép là lựa chọn rất hợp lý vì việc chia tiền nhà cho người khác giúp bạn tiết kiệm được thêm một khoản tiền. 

Cố gắng học tập, không thi rớt môn

Khi học đại học, sẽ có rất nhiều lý do để bạn không tập trung trong giờ học và cuối cùng dẫn đến việc thi rớt môn. Nếu bạn học tín chỉ thì rớt môn đồng nghĩa với việc phải học lại và phải đóng học phí môn một lần nữa khiến bạn mất thêm một khoản tiền không nhỏ. Cho nên hãy cố gắng ưu tiên cho việc học để kết quả học tập cao, thi qua hôm và có cơ hội đạt học bổng giúp bạn có thêm khoản tiền tiết kiệm, chi tiêu cho những điều cần thiết hơn.

Ngoài ra bạn có thể tiết kiệm tiền thông qua việc làm thêm như gia sư, bán hàng tại các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm…. cách này cũng giúp bạn có thêm một khoản thu nhập không nhỏ.

Cách tiết kiệm tiền cho du học sinh

Với du học sinh việc sống xa gia đình, bạn bè và người thân là điều không dễ dàng cho nên việc cân bằng chi tiêu và tiết kiệm lại càng trở thành vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, thực tế bạn có thể tiết kiệm tiền thông qua những thói quen nhỏ để đảm bảo cuộc sống du học ở nước bạn trở nên dễ dàng hơn. 

[external_link offset=2]

20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Một công việc làm thêm giúp bạn gia tăng thu nhập

Tìm kiếm một công việc làm thêm

Gia tăng thu nhập bằng việc tìm kiếm một công việc làm thêm là điều rất phổ biến đối với du học sinh. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn… vừa giúp có thêm khoản tiền để chi tiêu, tiết kiệm và vừa tạo điều kiện cho bạn trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.

Tận dụng tối đa thẻ thư viện

Tại các trường học ở nước ngoài, thư viện là nơi bạn có thể tìm kiếm rất nhiều loại sách khác nhau. Bạn nên tận dụng điều này để sử dụng sách miễn phí tại đây thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua sách từ bên ngoài vì giá cả rất đắt đỏ. Khi mượn sách hãy cố gắng giữ gìn sách cẩn thận, tránh nhàu nát và trả sách đúng thời gian quy định.

Nên tự nấu ăn tại nhà

Chi phí ăn uống, sinh hoạt tại nước ngoài được đánh giá là một trong những loại chi phí tốn kém ngân sách nhất vì thức ăn, đồ uống tại nước ngoài rất đắt đỏ. Nếu bạn ăn ngoài thì số tiền ăn mỗi tháng là rất lớn. Chẳng hạn du học Hàn Quốc nếu ăn tại nhà ăn sinh viên ở trường, bạn sẽ mất khoảng 2.5 USD – 3 USD/1 bữa, khoảng 180 USD – 270 USD/tháng. Tức là mỗi tháng bạn mất 0976080346 VNĐ. Nếu như bạn ăn ở ngoài giá sẽ cao hơn. Cho nên cách tiết kiệm hiệu quả nhất là tự nấu ăn. Hãy lên thực đơn cho việc ăn uống hàng tuần và tự mình pha chế các loại đồ uống như cà phê, nước trái cây… thay vì đặt mua chúng từ bên ngoài.

Lựa chọn nhà ở phù hợp

Chi phí cho nhà ở trong quá trình du học sẽ tùy vào loại hình nhà ở bạn chọn: có thể ở ký túc xá hoặc thuê nhà bên ngoài. Tuy nhiên, ở ký túc xá là lựa chọn hợp lý nhất, còn thuê nhà riêng là phương án đắt đỏ. Bởi vậy nếu lựa chọn ở ngoài bạn nên tìm người ở ghép để tiết kiệm chi phí. 

Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí

Hầu hết các ứng dụng như Facebook Messenger, Zalo, Skype, Instagram…. đều cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện bằng âm thanh/video miễn phí mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Hãy tận dụng cách thức liên lạc này để nói chuyện cùng bố mẹ, bạn bè… thay vì tiêu tốn nhiều tiền điện thoại mỗi tháng cho cước phí gọi quốc tế đắt đỏ.

20+ cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả

Các đợt bán hàng giảm giá sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua sắm

Tận dụng các đợt bán hàng giảm giá

Mua sắm tại nước ngoài rất đắt đỏ cho nên bạn hãy tập thói quen mua sắm thông minh. Chỉ mua khi thực sự cần thiết và nên mua sắm vào mùa sale hay những dịp “xả hàng”. Đây là một cách hữu hiệu để tiết kiệm tiền. Bạn hãy tìm hiểu thông tin, ngày giờ và mức giảm giá để có thể “săn” được món đồ ưng ý với giá cả thấp.

Thời gian sale tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, tuy nhiên dịp giảm giá lớn nhất thường vào Giáng sinh và năm mới. Bạn hãy thường xuyên cập nhật những trang bán hàng online để tận dụng chương trình khuyến mãi.

Tiết kiệm tiền chưa bao giờ là quá sớm, dù bạn thuộc nhóm đối tượng nào, học sinh cấp 1, cấp 2, 3 hay đã là sinh viên, du học sinh hãy tạo cho mình thói quen tiết kiệm. Áp dụng các cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên nói trên sẽ giúp túi tiền của bạn dày lên, các mục tiêu sẽ nhanh chóng được thực hiện. [external_footer]